Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Thay đổi lãnh đạo HOSE và HNX

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thay đổi lãnh đạo HOSE và HNX

Hồng Phúc

Thay đổi lãnh đạo HOSE và HNX
Phiên đấu giá IPO công ty TNHH MTV Cấp nước Thanh Hóa ngày 18-2-2016 tại HNX. Ảnh: Phương Tú

(TBKTSG Online) – Bộ trưởng Tài chính vừa có những quyết định thay đổi vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và người đứng đầu ban điều hành Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) từ ngày 1-3-2016.

Người dẫn dắt HNX hơn 12 năm, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc HNX, được phân công giữ chức Phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc HOSE.

Ông Dũng được điều động, bổ nhiệm thay cho vị trí của bà Phan Thị Tường Tâm, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc HOSE, về nghỉ hưu.

Đây là lần đầu tiên có sự dịch chuyển nhân sự cao cấp giữa hai sở giao dịch chứng khoán.

Bộ trưởng Tài chính cũng quyết định luân chuyển, bổ nhiệm Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là ông Nguyễn Thành Long giữ chức danh Chủ tịch HĐQT HNX, và giao bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc HNX, phụ trách Ban điều hành HNX cùng ngày.

Ông Nguyễn Thành Long, sinh năm 1972, Tiến sỹ khoa học, Tiến sỹ kinh tế tại Đại học Kinh tế Vacsava (Ba Lan). Ông Long giữ chức Phó chủ tịch UBCKNN từ tháng 12-2013.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, sinh năm 1964, Thạc sỹ Quan hệ kinh tế quốc tế tại Viện Kinh tế Plekhanop, Liên bang Nga, được bổ nhiệm vị trí Phó Giám đốc Trung tâm GDCK Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Sở GDCK Hà Nội từ năm 2007. Trước đó, bà Lan đã làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBCKNN.

Ông Trần Văn Dũng từng công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và đặc biệt ông là một trong ít người gắn bó với HNX từ những ngày khai sinh đến nay, sau hơn 12 năm điều hành sàn chứng khoán phía bắc.

Ông Dũng cùng các cộng sự xây những viên gạch đầu tiên của hệ thống giao dịch chứng khoán, trái phiếu của sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, sàn giao dịch chứng khoán UPCoM, thị trường trái phiếu chính phủ và hiện nay đang xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp cùng với thị trường chứng khoán phái sinh. Ông cũng đưa HNX từ Trung tâm GDCK Hà Nội thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế để HNX có quy mô như ngày nay.

Việc luân chuyển này gây sự chú ý của giới chứng khoán bởi trong năm nay Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là ông Vũ Bằng và Chủ tịch HOSE là ông Trần Đắc Sinh đều sẽ về hưu.

Bên cạnh đó, đề án hợp nhất hai sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và TPHCM (dự kiến lấy tên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam) rục rịch từ vài năm qua hiện còn bỏ ngỏ về phương án cuối cùng cũng như câu hỏi trụ sở của thị trường chứng khoán chính thức của Việt Nam sẽ đặt ở Hà Nội hay TP.HCM.

Theo nguồn tin của chúng tôi, Đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam của Bộ Tài chính trình lên Chính phủ năm 2015 đã đề xuất gom thị trường cổ phiếu về một mối và đăt hệ thống giao dịch cổ phiếu tại TPHCM.

Hà Nội theo đề án này sẽ là nơi đặt hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán phái sinh.

Nếu theo đề án này, khoảng 80% nhân sự đang làm việc tại HNX sẽ phải bị thay đổi bởi trong số 238 người đang làm việc tại HNX thì chỉ có khoảng 20% làm việc tại bộ phận trái phiếu.

Thời gian qua, câu chuyện trụ sở chính của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ đặt ở Hà Nội hay TPHCM gây nhiều thắc mắc, song trao đổi với TBKTSG Online, một số đại diện công ty chứng khoán và quỹ đầu tư cho rằng hiệu quả và sự chuyên nghiệp, sự tiến bộ và minh bạch của thị trường chứng khoán mới là yếu tố quan trọng nhất sau khi hợp nhất thị trường chứng khoán chứ không phải chuyện trụ sở ở đâu hay ai là người cầm trịch.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới