Thứ Năm, 18/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

“Thẻ vàng” EU đẩy xuất khẩu hải sản Việt Nam vào thế khó

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

“Thẻ vàng” EU đẩy xuất khẩu hải sản Việt Nam vào thế khó

Trung Chánh

(TBKTSG Online) – Sau 2 năm Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo “thẻ vàng” đối với hải sản khai thác của Việt Nam cũng là khoảng thời gian xuất khẩu chủng loại sản phẩm này của nước ta sang thị trường này bị tác động xấu khá rõ.

Lập luận IUU và hệ lụy “thẻ vàng”

“Thẻ vàng” EU đẩy xuất khẩu hải sản Việt Nam vào thế khó
"Thẻ vàng" khiến xuất khẩu hải sản Việt Nam sang EU gặp khó. Trong ảnh là tàu cá đánh bánh bắt hải sản. Ảnh: VASEP.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết xuất khẩu hải sản khai thác đã bị tác động tiêu cực sau hai năm qua (từ tháng 10-2017) EU phạt “thẻ vàng” đối với loại sản phẩm này.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (cá ngừ, mực – bạch tuộc, cá thu, cua – ghẹ, cá biển các loại…) của Việt Nam sang EU luôn tăng trưởng trong 3 năm gần đây (từ 2015 đến 2017), có lúc chiếm đến 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của riêng nhóm hàng hải sản cả nước.

Tuy nhiên, theo ông, sau khi Việt Nam bị EU phạt “thẻ vàng” IUU (IUU fishing là viết tắt của các chữ Illegal, Unreported, and Unregulated fishing, tạm dịch là đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý) từ tháng 10-2017, giá trị xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang đây đã quay đầu giảm.

Năm ngoái kim ngạch xuất khẩu hải sản Việt Nam sang EU đạt trên 389,5 triệu đô la Mỹ, giảm 7% so với năm 2017. Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hải sản Việt Nam sang thị trường này đạt 251 triệu đô la, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, sản phẩm cá ngừ giảm 6,3%, mực – bạch tuộc giảm 13%.

Ông Nam cho biết, EU từng là thị trường giữ vị trí thứ hai trong các thị trường nhập khẩu hải sản lớn nhất của Việt Nam, nhưng sau "thẻ vàng" thị trường này đã tụt xuống đứng thứ năm, sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và ASEAN.

Cụ thể, vào năm 2014, xuất khẩu hải sản Việt Nam sang EU đạt khoảng 400 triệu đô la, chỉ đứng sau Nhật Bản, đạt khoảng 460 triệu đô la. Thế nhưng, đến hết năm 2018, xuất khẩu hải sản Việt Nam sang EU chỉ đạt 390 triệu đô la, xếp sau Nhật Bản (706 triệu đô la); Hàn Quốc (473 triệu đô la); Mỹ (436 triệu đô la) và ASEAN là 406 triệu độ la.

Về tình hình xuất khẩu thủy, hải sản Việt Nam sang EU (bao gồm cả tôm nước lợ và cá tra) từ nay đến cuối năm, ông Nam dự báo tiếp tục sụt giảm bởi xuất khẩu tôm tiếp tục giảm và do “thẻ vàng” tiếp tục tác động đến các mặt hàng hải sản khác của Việt Nam.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy, hải sản sang EU năm nay đạt 1,35 tỉ đô la, giảm 8% so với năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ dự báo đạt trên 150 triệu đô la, giảm 5%; mực- bạch tuộc đạt khoảng 74 triệu đô la, giảm 13%; tôm đạt hơn 695 triệu đô la, giảm 17%. Thế nhưng, nhờ xuất khẩu cá biển và hải sản khác đạt gần 165 triệu đô la, tăng 11,2% so với 2018, cho nên, dự báo tổng giá trị xuất khẩu riêng nhóm hàng hải sản năm 2019 là gần 390 triệu đô la, đạt tương đương năm 2018.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới