Thứ bảy, 3/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Thông tin bất cân xứng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thông tin bất cân xứng

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 20:

Thông tin bất cân xứng

Đôi khi một lý do khiến các thị trường thất bại là thông tin bất cân xứng. Hiện tượng này đã trở thành mối quan tâm chính của các nhà kinh tế trong thời gian gần đây.

Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên tham gia thỏa thuận biết nhiều hơn bên kia. Một người bán đưa ra món hàng mà người mua không dễ đánh giá chất lượng. Một người tuyển dụng lao động khó có thể biết trong số các ứng viên ai là người có năng lực nhất. Người cho vay không bao giờ biết rõ hơn người đi vay về khả năng thanh toán nợ. Sự cách biệt thông tin có thể gây tốn kém và làm cho nhiều hàng hóa hay dịch vụ không thể tham gia thị trường.

Lấy thị trường xe máy Trung Quốc làm ví dụ. Giả định chỉ có hai loại xe trên thị trường này: loại chất lượng tốt và loại chất lượng kém (hay hàng dỏm). Cũng giả định giá thành một xe Trung Quốc chất lượng tốt là 700 đô-la Mỹ, trong khi xe dỏm chỉ có 300 đô-la. Nếu người mua có khả năng nhận biết sự khác biệt về chất lượng, họ có thể sẵn lòng trả 800 đô-la cho xe tốt và 400 đô-la cho xe xấu.

Thực tế, người bán biết về chất lượng hàng của mình, còn người tiêu dùng chỉ biết được sau khi đã mua và sử dụng. Điều này thường xảy ra ở những thị trường mới xuất hiện như ví dụ đang được đề cập, nơi thông tin của hai bên là không tương đồng và chưa được kiểm chứng. Vì thế, người bán xe dỏm luôn có động cơ để nói dối về chất lượng thật của chiếc xe. Biết vậy nên người mua chỉ chấp nhận giá ở mức trung bình giữa hai loại xe, khoảng 550 đô-la. Mức giá này thấp hơn hẳn giá thành của xe tốt nên đẩy loại xe này ra khỏi thị trường, khiến thị trường chỉ còn toàn xe chất lượng thấp.

Trên đây là trường hợp kinh điển về “sự lựa chọn bất lợi” do thông tin bị che đậy. Bài viết sau sẽ cho thấy làm thế nào xe máy chất lượng tốt vẫn trụ được trên thị trường, khi người bán có thể phát tín hiệu về sản phẩm của họ và người mua có thể phân biệt được vàng thau.

English:

Asymmetric information

One of the reasons markets fail sometimes, is asymetric information, and this phenomenon has recently emerged as a major concern to many economists.

Asymmetric information occurs when one party to a deal knows more than the counterpart. A seller offering a product whose quality a buyer cannot easily judge. An employer seeking to fill a vacancy who cannot easily identify the most qualified applicant in the pool. Or consider borrowers, they know their ability to repay a loan better than their creditors ever will. Information gaps can be costly and can prevent many goods and services from accessing the market.

Take market for Chinese motorbike as an example. Presumably, there are only two types of motorbikes in the market: the good quality motorbikes and the poor quality motorbikes (also called lemons). Suppose a quality Chinese motorcycle costs US$700, while a “lemon” costs only US$300. Should the buyers be able to spot the quality difference, they might be willing to pay US$800 for a high quality motorcycle and US$400 for a low-end one.

Yet in reality, sellers know the quality of their inventory, what the buyers will merely obtain once they have purchased and used the goods. This is often the case in nascent markets such as this one, in which information between the parties is uneven and untested. Thus, a seller of lemons has every incentive to lie about the true quality of his motorbikes. Buyers, who know that, will be willing to pay only the average price of a good motorbike and a lemon, such as US$550. This price forces the good motorcycles out of the market, since it is significantly lower than their cost, leaving the market to be dominated by low-end motorbikes.

Above is the classic case of “adverse selection” due to hidden information. The next article will show how there is room for good motorcycles in a market where sellers can signal the true quality of their products and/or buyers can screen the gems from the lemons.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới