(KTSG Online) - Các bộ, ngành địa phương muốn thúc đẩy chuyển đổi số thì cần tập trung thúc đẩy phát triển dữ liệu ngành, dữ liệu của địa phương mình, thực hiện chia sẻ dữ liệu, mở dữ liệu để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên ấy. Dữ liệu càng chia sẻ, càng được sử dụng nhiều thì càng tạo ra nhiều giá trị.
- Chuyển đổi số từ thúc đẩy giao dịch điện tử
- Bạn đọc có thể đọc toàn bộ Báo cáo Việt Nam ICT Index 2022 tại đây
Đây là thông tin ghi nhận từ Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ 24 - năm 2023 diễn ra ở Bình Định vừa qua. Hội thảo do Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bình Định và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức.
Theo website của Bộ Thông tin và Truyền thông, tại hội thảo, cơ quan này kêu gọi các địa phương tiên phong phát triển xã hội số, gồm 8 yếu tố đặc trưng là mỗi hộ gia đình một đường cáp quang băng rộng, mỗi người dân một điện thoại thông minh, một danh tính số, một chữ ký số, một tài khoản thanh toán số, một tài khoản dịch vụ công trực tuyến, một phần mềm bảo đảm an toàn thông tin mạng cơ bản và kỹ năng số cơ bản.ần tập trung thúc đẩy phát triển dữ liệu ngành, dữ liệu của địa phương mình, thực hiện chia sẻ dữ liệu, mở dữ liệu để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên ấy. Dữ liệu càng chia sẻ, càng được sử dụng nhiều thì càng tạo ra nhiều giá trị.
Tại hội thảo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố “Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông – Việt Nam ICT Index 2022”. Một điểm đáng chú ý trong báo cáo Việt Nam ICT Index 2022 cho thấy, sự tương quan đồng biến giữa chỉ số ICT Index và chỉ số Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), tức là nơi nào ứng dụng công nghệ thông tin tốt cũng sẽ giúp cho cải cách hành chính tốt hơn.
Tương tự, mối tương quan giữa ICT Index và Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng cho thấy, tỉnh/thành muốn tăng năng lực cạnh tranh thì cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.