Hiện trên các mạng xã hội, nhiều hội nhóm liên tục chia sẻ những bài đăng giới thiệu về phương pháp lột da (hay được gọi là peel da) với những lời quảng cáo có cánh như giúp cải thiện nếp nhăn, giảm lão hóa trong thời gian ngắn; đặc biệt có khả năng "hô biến" cấp tốc giúp làn da từ xỉn màu, lốm đốm mụn, vết thâm trở nên tươi sáng, nhẵn mịn nhanh chóng.
- Vẫn còn nhiều bất cập trong luật hiến, ghép tạng
- Tự mua thuốc điều trị, nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết rơi vào nguy kịch
Theo các bác sĩ da liễu, vì đặc thù của phương pháp này là sử dụng các loại acid để trút bỏ lớp da chết nên có thể dễ gây ra những phản ứng phụ không mong muốn khi áp dụng. Sau khi thực hiện phương pháp làm đẹp này, đã có một số trường hợp đến khám tại bệnh viện vì hỏng da do peel, mắc các sai lầm như nồng độ dùng quá cao, tự peel quá sâu.
Vậy các phản ứng nào thường gặp khi peel da và phương pháp làm đẹp này liệu có thực sự thần thánh như những lời quảng cáo; các loại da thế nào thì không nên peel; cần nắm những nguyên tắc nào để phát huy hiệu quả phương pháp này, cũng như để không gặp tai biến, biến chứng khi thực hiện. Những câu hỏi này sẽ được TS. BS. Ngô Minh Vinh, Phó Trưởng bộ môn Da liễu, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe.
Bên cạnh phương pháp peel da làm trắng cấp tốc, những thông tin liên quan đến các ca phẫu thuật thẩm mỹ hỏng vùng ngực gây biến chứng trong thời gian gần đây; Việt Nam nhập khẩu 1.500 túi dịch truyền điều trị sốc sốt xuất huyết; cũng như chuẩn bị kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ 6 tháng đến dưới 5 tuổi… là các nội dung nổi bật sẽ có trong mục “Điểm tin” của bản tin ngày 27-9.
Theo Sài Gòn Tiếp thị