Thứ bảy, 3/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Thuế thu nhập lũy tiến và lũy thoái

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Thuế thu nhập lũy tiến và lũy thoái

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 65:

Thuế thu nhập lũy tiến và lũy thoái

Hầu hết mọi người cho rằng người có thu nhập cao phải đóng thuế nhiều hơn người có thu nhập thấp, nhưng phải nhiều hơn bao nhiêu?

Trong hệ thống thuế lũy thoái, thuế suất trung bình của người thu nhập cao sẽ nhỏ hơn so với người thu nhập thấp. Ví dụ một người có thu nhập 4 triệu và đóng thuế 2 triệu; một người khác có thu nhập 20 triệu và đóng thuế 4 triệu.

Mặc dù người giàu nộp nhiều hơn, thuế suất bình quân của anh ta chỉ là 20% so với 50% của người kia. Một trường hợp cực đoan của thuế lũy thoái là thuế đồng nhất, khi cả mọi người đóng một số tiền như nhau.

Thuế được gọi là đồng tỉ lệ nếu một thuế suất duy nhất được áp dụng cho mọi mức thu nhập. Giả định thuế suất là 25%, hai người trong ví dụ trên sẽ đóng thuế lần lượt là 1 triệu và 5 triệu. Như vậy trước hay sau thuế thì tỉ lệ thu nhập giữa họ vẫn không đổi.

Thuế đồng nhất và thuế đồng tỉ lệ bị xem là không công bằng. Do vậy, thuế thu nhập cá nhân thường được thiết kế theo dạng lũy tiến, trong đó thuế suất biên tăng lên theo thu nhập nhằm đảm bảo thuế suất trung bình của người giàu phải cao hơn của người nghèo. Thực tế, một biểu thuế thường có nhiều thuế suất bậc thang ứng với các mức thu nhập. Ở Việt Nam có 5 thuế suất tăng dần từ 10% đến 50% áp dụng cho các mức thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên (không kể mức thuế bổ sung 30% áp dụng cho phần thu nhập sau thuế vượt quá 15 triệu đồng).

Một dạng thuế lũy tiến cực đoan có thể san bằng thu nhập sau thuế. Nếu người nghèo trong ví dụ trên nộp 1 triệu thì người giàu phải nộp 17 triệu để cả hai đều còn lại đúng 3 triệu sau thuế. Tuy nhiên, thuế như vậy sẽ làm những người có tay nghề mất đi nỗ lực làm việc.

Xác định mức lũy tiến hợp lý không phải là công việc đơn giản. Bài tới sẽ xem xét vấn đề này dưới góc độ thỏa dụng của thu nhập.

English:

Progressive and regressive income tax

Most people agree that high-income earners ought to pay higher taxes than low-income earners. But how much more should they pay?

In a regressive tax system, the average tax rate applied to high-income earners is lower than that applicable to low-income earners. For example, one person earns 4 million and pays 2 million in taxes; another earns 20 million and pays 4 million.

While the richer taxpayer pays more, his average tax rate is only 20% versus the poorer taxpayer’s 50%. An extreme case of regressive tax is a lump sum tax, in which everyone would pay the same amount.

A tax is proportional if a single rate is applied regardless of income level. Assuming a 25% tax rate, the two taxpayers above would pay 1 million and 5 million, respectively. Before and after the tax, the income ratio between the two remains unchanged.

Regressive and proportional taxes are considered unfair. Therefore, personal income tax rates are often designed to be progressive, in which the marginal tax rate increases with income to ensure that the rich bear a higher average tax rate than the poor. In practice, a tax schedule often sets tax brackets with corresponding income levels. In Vietnam, there are 5 tax rates from 10% to 50% applied to different income levels above 3 million dong. (Excluding an additional 30% rate on the part of the after-tax income exceeding 15 million dong.)

An extremely progressive tax can equalize after-tax income. In the above example, if the poorer taxpayer pays 1 million, the richer taxpayer must pay 17 million for each of them to retain 3 million after taxes. Such a system would dissuade skilled people from staying productive.

Finding the proper level of progressivity is not an easy task. The next column will examine this issue in the context of income utility.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới