Tỉ giá hối đoái thực và tính cạnh tranh
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Bài 39:
Tỉ giá hối đoái thực và tính cạnh tranh
Chúng ta ai cũng quen thuộc với tỉ giá hối đoái, hiện đang ở mức hơn 21.000 đồng một đô la. Các nhà kinh tế gọi đây là tỉ giá hối đoái danh nghĩa. Còn một khái niệm liên quan mật thiết khác là tỉ giá hối đoái thực, được tính bằng tỉ giá danh nghĩa điều chỉnh theo những biến động lạm phát.
Ví dụ, giả sử giá cả của Việt Nam là ổn định nhưng các mức giá của các đối tác thương mại lại tăng đồng loạt 10%, trong khi tỉ giá danh nghĩa không đổi. Kết quả là hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn và hàng nhập khẩu vào Việt Nam lại đắt hơn. Ta có thể nói rằng tác động của sự tăng giá nước ngoài này là tương đương với việc tỉ giá thực giảm 10% hay giá trị tiền đồng giảm 10%.
Nếu lạm phát ở Việt Nam là 10% và ở nước ngoài là bằng không, và nếu tỉ giá danh nghĩa không đổi, thì các nhà kinh tế sẽ nói rằng tỉ giá thực của Việt Nam đã tăng. Nghĩa là, mức lạm phát 10% ở Việt Nam nhưng zero ở các nước đối tác thương mại sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, trong khi hàng nhập khẩu sẽ trở nên hấp dẫn người tiêu dùng hơn vì giá nhập khẩu vẫn không tăng dù giá hàng của Việt Nam đã tăng 10%.
Vì tỉ giá danh nghĩa không điều chỉnh theo những biến chuyển của lạm phát, nên tỉ giá thực là một chỉ báo tốt hơn về những thay đổi trong tính cạnh tranh. Nhìn chung, tỉ giá danh nghĩa phản ánh những thay đổi của lạm phát trong những thời kỳ dài để cho tính cạnh tranh không thay đổi quá nhiều. Nhưng trong những thời đoạn ngắn, một sự gia tăng thực tỉ giá của một nước có thể gây phương hại đến tính cạnh tranh.
English:
The real exchange rate and competitiveness
We are all familiar with the exchange rate, now just over 21,000 dong to the dollar. This is also called the nominal exchange rate by economists. A closely related concept is the real exchange rate, which is the nominal rate adjusted for differences in inflation.
For example, suppose Vietnam’s prices were stable but prices of its trading partners all rose by 10%, while the nominal exchange rate did not change. As a result, Vietnam’s exports are more competitive and imports to Vietnam are more expensive. We would say that the effect of this is about the same as a 10% depreciation of the real exchange rate – or a 10% depreciation of the Vietnam dong.
If there were to be a 10% inflation in Vietnam but none abroad, and if the nominal exchange rate did not change, then economists would say that the real exchange rate of Vietnam had appreciated. That is, inflation of 10% in Vietnam but not any inflation in its trading partners would make it harder for Vietnamese exporters, while imports would become more attractive to consumers because import prices would not rise while prices of Vietnamese products would have risen by 10%.
Because the nominal exchange rate does not adjust for inflation differences, the real exchange rate is a better indicator of changes in competitiveness. Generally speaking, nominal exchange rates reflect inflation differences over long periods of time so that competitiveness does not change too much. But over shorter periods, a real appreciation of a nation’s exchange rate can create a loss in competitiveness.
(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)