Thứ tư, 28/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Tỉ giá hối đoái và khủng hoảng tài chính

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tỉ giá hối đoái và khủng hoảng tài chính

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 43:

Tỉ giá hối đoái và khủng hoảng tài chính

Giữa hai thái cực tỉ giá cố định và thả nổi, còn có một số cơ chế trung gian khác. Một trong số này là tỉ giá cố định có thể điều chỉnh, theo đó nội tệ được cố định tỉ giá với một ngoại tệ, chẳng hạn  như đô la Mỹ, nhưng đôi khi vẫn có thể được ngân hàng trung ương điều chỉnh. Trường hợp của Thái Lan năm 1997 cho thấy cơ chế này có thể là rủi ro với những nền kinh tế yếu kém về tài chính hoặc mất cân bằng ở cấp vĩ mô.

Trước cuộc khủng hoảng, cơ chế tỉ giá cố định có thể điều chỉnh ở Thái Lan đã cho các nhà đầu tư và ngân hàng một ấn tượng sai lầm là rủi ro tỉ giá gần như đã bị loại trừ. Nhiều công ty và tổ chức tài chính Thái Lan đã an tâm vay rất nhiều ngoại tệ để đầu tư vào các dự án nội địa, hầu hết là các dự án bất động sản. Điều này tạo ra một sự bất cân xứng không an toàn về tiền tệ giữa nợ bằng ngoại tệthu nhập bằng đồng baht.

Đồng thời, nền kinh tế Thái Lan còn bị thâm hụt ngoại thương nghiêm trọng và không có đủ dự trữ ngoại tệ. Những yếu tố này khiến các nhà phân tích tin là tỉ giá cố định này không thể cầm cự được. Hiện tượng bán tháo đồng tiền bắt đầu khi người dân cố gắng chuyển đổi số baht của họ sang đô la Mỹ. Sau khi đã bán gần hết ngoại tệ dự trữ ra thị trường để bảo vệ tỉ giá, ngân hàng trung ương Thái cuối cùng đành phải để cho đồng baht bị rớt giá nhanh chóng vào tháng 7/1997.

Sau cuộc khủng hoảng, một số nước châu Á đã chuyển sang cơ chế tỉ giá linh hoạt hơn, trong khi một số khác vẫn giữ tỉ giá cố định. Đồng baht Thái Lan, từng mất 50-60% giá trị trong cuộc khủng hoảng, giờ đây theo cơ chế thả nổi có kiểm soát. Theo đó, đồng baht được phép dao động trong một biên độ nhất định. Ngân hàng trung ương có thể can thiệp để bảo vệ đồng baht mỗi khi tỉ giá biến động quá mức. Đồng ringgit của Malaysia cũng đã mất giá và được chốt lại ở mức 25% giá trị trước khủng hoảng. Trung Quốc và Hồng Kông vẫn an toàn qua cuộc khủng hoảng và vẫn cố định tỉ giá của họ. Bài viết lần sau sẽ bàn về trường hợp của Hồng Kông.

 

English:

Exchange rate and financial crisis

Between the two extremes of the fixed and the floating exchange rates are a number of intermediate regimes. One is the adjustable peg, in which the local currency is pegged to, say, the US dollar but remains adjustable from time to time by the central bank. The example of Thailand in 1997 shows that this regime can prove to be risky for economies with financial weaknesses or macroeconomic imbalances.

Before the crisis, the fixed-but-adjustable peg in Thailand did give investors and banks a false impression that exchange rate risks were more or less eliminated. Many Thai companies and financial institutions had confidently borrowed large amounts foreign currency to invest in domestic projects, mostly real estate, creating a unhealthy currency mistmatch between the foreign currency-denominated debts and the baht-denominated earnings.

At the same time, the Thai economy also suffered a large trade deficit and did not have enough foreign exchange reserves. These factors lead analysts to believe that it would be impossible to maintain a fixed rate. A run on the currency started as people tried to convert their baht holdings into US dollars. After spending most of its foreign reserves in the market to defend the peg, the Thai central bank finally allowed for a large depreciation of the bath in July 1997.

Since the crisis, some Asian countries have switched to more flexible exchange rate regimes, while others continue to peg. The Thai baht, which lost 50-60% of its value during the crisis, is now under a managed float, whereby the baht is allowed to float within a certain range. The central bank would intervene to defend the currency whenever the exchange rate fluctuation were deemed to be excessive. The Malaysian ringgit, which was also allowed to depreciate, was repegged at 25% of the pre-crisis value. China and Hong Kong weathered the crisis and kept their pegs. The latter will be discussed in the next article.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới