Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tim Geithner ra sách về khủng hoảng tài chính

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tim Geithner ra sách về khủng hoảng tài chính

Phúc Minh

Tim Geithner ra sách về khủng hoảng tài chính
Cuốn hồi ký về cuộc khủng hoảng tài chính Stress Test của Tim Geithner được xuất bản ngày 12-5 tại Mỹ. Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) – Ngày 12-5, cuốn hồi ký về cuộc khủng hoảng tài chính 2008 "Stress Test" của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Tim Geithner được xuất bản. Ông Geithner tiết lộ trong cuốn sách sự khác biệt giữa các quan chức Mỹ trong việc giải cứu ngân hàng Lehman Brothers, cũng như một số vấn đề nội bộ khác.

Giải cứu Lehman Brothers

Ông Geithner cho biết vào một ngày cuối tuần giữa tháng 9-2008, khi đó ông với tư cách là Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang khu vực New York đã ủng hộ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho vay để giúp ngân hàng Barclays (Anh) mua lại của ngân hàng Lehman Brothers.

Tuy nhiên, ông Geithner cho rằng sự giúp đỡ của Fed không thể loại trừ nguy cơ mà ngân hàng Barclays phải đối mặt, càng không ảnh hưởng đến yêu cầu của Vương quốc Anh cho phép các cổ đông của Barclays bỏ phiếu.

Trong cuốn sách, ông Geithner viết: "Tôi tin rằng Fed vốn có thể cung cấp kinh phí cho người sẵn sàng mua lại Lehman và Bộ trưởng Tài chính Mỹ lúc đó là Henry Paulson đã hỗ trợ việc này ngay từ ban đầu, bất kể thuộc cấp của ông nói gì với các phương tiện truyền thông. Như mọi người đều biết, Paulson là người muốn cứu Lehman hơn ai hết, kể cả Chủ tịch Fed lúc đó là Ben Bernanke”.

“Tôi không nhìn thấy làm như vậy sẽ thay đổi lập trường của người Anh. Đây là một trong số những khác biệt giữa Paulson và tôi trong cuộc khủng hoảng. Trong cuộc khủng hoảng, Paulson và tôi tồn tại nhiều sự khác biệt lớn hơn…"

Cuối cùng, ý tưởng dùng công quỹ để cứu Lehman không xảy ra vì cơ quan quản lý Anh phản đối ngân hàng Barclays mua lại Lehman và thời gian không còn kịp nữa. Ban đầu, Bank of America (BoA) và Barclays có ý định mua lại Lehman sau nhưng đó, BoA chọn cứu công ty môi giới hàng đầu Merrill Lynch của John Thain, không phải Lehman. Barclays cũng chấm dứt những nỗ lực cuối cùng để mua lại Lehman vào sáng chủ nhật 14-9-2008. Lehman vì vậy rơi vào phá sản.

Nội dung khác

Trong cuốn sách, ông cũng kể việc ông được đề cử làm Giám đốc điều hành ngân hàng Citigroup vào tháng 11-2007 nhưng bị phủ quyết, cương vị này sau đó được giao cho Vikram Pandit.

Một chuyện nội bộ khác là nhân viên của ông cố ý tiết lộ cho Trợ lý Giám đốc điều hành của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) Sheila Bair thông tin sai lệch để xem thông tin này có bị rò rỉ cho giới truyền thông hay không. "Tin tức bị rò rỉ ra ngoài rất nhanh" – ông Geithner xác nhận trong cuốn sách.

Tuy nhiên, trong cuốn sách, ông Geithner không chỉ trích Quốc hội Mỹ như đã từng làm để thực hiện cải cách tài chính và nâng trần nợ.

Nói chung, Stress Test là cuốn sách viết lại lịch sử của cuộc khủng hoảng tài chính. Ông Geithner viết cuốn sách này chủ yếu để cho thấy làm như thế nào để dùng trí tuệ cực lớn hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống tài chính, chứ không phải trừng phạt các ngân hàng. Ông mạnh mẽ chỉ trích những người giữ chủ nghĩa dân túy vì “Nỗi sợ hãi sẽ khuyến khích hành vi vô trách nhiệm và phản đối” – ông Geithner viết.

Ông Geithner thừa nhận các biện pháp can thiệp của ông gây ra rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định trì hoãn can thiệp chỉ vì lo ngại rủi ro đạo đức sẽ chỉ khiến khủng hoảng tồi tệ hơn và sau đó các biện pháp can thiệp mạnh hơn lại trở nên cần thiết. “Bạn phải thiết kế biện pháp đối phó với khủng hoảng sao cho có thể phòng chống rủi ro đạo đức nhiều nhất có thể, và sau đó thay đổi luật chơi để xóa bỏ những thiệt hại mà bạn vừa gây nên”.

Người vực dậy nền tài chính Mỹ

Ông Tim Geithner được cho là người đã vực dậy nền tài chính Mỹ khỏi giai đoạn tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng năm 1929.

Ông vào Bộ Tài chính Mỹ từ năm 1988 và làm việc tại nhiều vị trí dưới thời 5 bộ trưởng, được bổ nhiệm làm Chủ tịch Cục dự trữ liên bang New York vào tháng 11-2003. Ông chính thức trở thành Bộ trưởng Tài chính thứ 75 của Mỹ vào tháng 1-2009.

Ông tham gia tích cực vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ ngay từ khi xuất hiện vào tháng 8-2007. Ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng Tài chính, ông bắt tay vào thực hiện chương trình giải cứu trị giá 700 tỉ đô la Mỹ và đề xuất các biện pháp cứu vãn thị trường tín dụng đang đóng băng trong thời điểm đó.

Nhìn lại sự nghiệp của ông, người ta có thể nhận thấy Geithner đã phát triển một số luật lệ trong việc đối phó với một cuộc khủng hoảng. Một số người buộc tội ông chính là người khơi mào cho quy luật “too big to fail” – quá lớn để sụp đổ – của các ngân hàng.

Tuy nhiên, nhờ các cuộc kiểm tra căng thẳng và tái cấu trúc vốn mà ông Geithner bắt buộc các ngân hàng thực hiện năm 2009, phần lớn các ngân hàng giờ đây nằm trong tay tư nhân, có nguồn vốt tốt và hoạt động trơn tru.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới