Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tình hình kinh tế vẫn ảm đạm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tình hình kinh tế vẫn ảm đạm

Tư Hoàng

Tình hình kinh tế vẫn ảm đạm
Nhiều doanh nghiệp vẫn đang rất khó khăn. Ảnh TL.

(TBKTSG Online) – Tình hình kinh tế nói chung, và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng vẫn đang rất ảm đạm, chứ không phải đã tươi sáng trở lại như trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội.

Đây là nhận định chung của các nhà quản lý kinh tế trung ương và địa phương tại buổi giao ban về kinh tế, xã hội hàng tháng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) tổ chức ngày 27-11.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu, sau khi nghe hết ý kiến của lãnh đạo bộ ngành và địa phương, kết luận: “Đánh giá chung là tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư tháng 11 có khá hơn nhưng bức tranh chung là vẫn ảm đạm. Cả TPHCM, và Hà Nội đều như vậy. Nhiều vấn đề khó khăn trước đây thì đến nay vẫn chưa giải quyết được. Nghị quyết 13 có từ tháng 5 nhưng cũng không làm được gì nhiều cho doanh nghiệp”.

Ông nhận xét, Nghị quyết 13 không được thực hiện tốt. “Trên nói hay nhưng dưới không làm. Tháng trước Nghị quyết Chính phủ cũng nói (tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp), nhưng tháng này vẫn phải nói lại”.

Ông Thu nhận xét, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 11-11 tăng 20,9% so với cùng thời điểm năm trước. Như vậy, chỉ số tồn kho đã giảm so với tháng 10 năm nay mà lý do là tăng trưởng đột biến trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động smartphone, là những sản phẩm đang ăn khách.

Tồn kho như vậy, tuy cao, nhưng vẫn là việc bình thường vì doanh nghiệp đang tịch trữ hàng cho tết, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương Nguyễn Thanh Hòa khẳng định.

Tuy nhiên, ông Thu chưa tin tưởng lắm. Ông hỏi đại diện các lãnh đạo địa phương: “Quốc hội cho rằng báo cáo tháng 10 (của Chính phủ) được tô hồng quá. Liệu có tô hồng không?”

Ông Thu cho biết, thu chi ngân sách khó khăn, số doanh nghiệp đăng ký mới tiếp tục giảm, trong khi số phá sản không có báo cáo.

Phó giám đốc Sở KHĐT Hà Nội Nguyễn Văn Tứ cho biết doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vì nợ xấu cao.

Giải pháp trọng tâm của Hà Nội, theo ông là phải tập trung cứu thị trưởng bất động sản vì hàng tồn rất nhiều. “nếu thị trường này đổ vỡ thì rất nguy hiểm”, ông nói.

Ông Trịnh Hữu Thắng, Giám đốc Sở KHĐT Bắc Giang cho biết thêm, có hơn 100 doanh nghiệp ở tỉnh đã ngừng hoạt động đến nay. Ngoài ra, một loạt các doanh nghiệp xuất khẩu đã bỏ trốn vì nợ thuế ở cửa khẩu Tân Thanh, Mộc Bài.

Ông Thắng cho biết, 97% doanh nghiệp của tỉnh là vừa và nhỏ đều đang rất khó khăn. Nhiều nhà máy ở tỉnh đã bị ngân hàng phong tỏa. “Thậm chí có doanh nghiẹp không có thu để chi tiền lương và tỉnh phải hỗ trợ. Tuy nhiên, tỉnh không tháo gỡ nổi”.

Giám đốc sở KHĐT Nghệ An Nguyễn Văn Độ cho biết thêm, trong 10 ngàn doanh nghiệp ở tỉnh thì “40% gần như tê liệt và 30% chập chờn”. Số còn lại cũng rất khó khăn.

Ông đỗ lỗi cho trung ương đã không đưa ra giải pháp cứu trợ doanh nghiệp.

Chẳng hạn, có doanh nghiệp đầu tư mới chỉ 1 tỉ đồng trong tổng số 2 tỉ đồng đăng ký, nhưng cơ quan thuế lại thu thuế trên số vốn 2 tỉ đồng.

“Chúng ta phải nghiên cứu chữ tận thu. Nhà nước thất thu thì phải nuôi nguồn thu, chứ tận thu thì doanh nghiệp sẽ chết luôn. Thu như thế phản cảm lắm”, ông nói.

Ông kiến nghị chính phủ nên chú trọng đến nguồn thu từ thuế của doanh nghiệp, và vì thế, nên môi trường kinh doanh phải ổn định, thay vì nhăm nhăm vào tiền bán đất.

Theo Cục phó Cục Đầu tư Nước ngoài Đặng Xuân Quang, thu hút FDI trong 11 tháng đạt 12,8 tỉ đô la Mỹ, bằng 78,6% so với cùng kỳ.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cho biết thêm, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang gặp rất nhiều khó khăn, trâu bò heo giảm 4% so cùng kỳ năm ngoái.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới