Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Tốc độ chuyển đổi số của giáo dục Việt Nam đẩy nhanh nhờ Covid-19

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tốc độ chuyển đổi số của giáo dục Việt Nam đẩy nhanh nhờ Covid-19

Đào Loan

(TBKTSG Online) – Covid-19 tuy đem đến hậu quả nặng nề cho xã hội và nền kinh tế nhưng lại là tác nhân lớn, thúc đẩy tốc độ chuyển đổi số của ngành giáo dục Việt Nam tăng nhanh hơn. Chỉ tính việc học trực tuyến, trong mùa dịch này, tỷ lệ học trực tuyến của học sinh Việt Nam đạt đến gần 80%.

Tốc độ chuyển đổi số của giáo dục Việt Nam đẩy nhanh nhờ Covid-19
Học sinh dùng điện thoại thông minh để học trực tuyến. Ảnh minh họa: Vân Ly

Theo thông tin từ Bộ giáo dục và Đào tạo, trong đợt dịch vừa rồi, trong hơn 4 tháng thực hiện dạy học từ xa, có gần 50% trường đại học tổ chức dạy học trực tuyến. Với khối phổ thông, tỷ lệ học sinh phổ thông được học qua internet đạt tỷ lệ 79,7%.

Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô dựng video clip các bài giảng gửi lên mạng xã hội Youtube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh….

Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa công bố báo cáo PISA, trong đó đánh giá việc học trực tuyến phòng dịch Covid-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan hơn so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tỷ lệ học trực tuyến của học sinh Việt Nam cao hơn mức trung bình của các nước OCED (67,5%).

Từ kết quả khả quan đó, Bộ giáo dục và Đào tạo định hướng, trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc dạy học trực tuyến, coi đó như là tiền đề quan trọng để thực hiện chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành này. Bộ sẽ tập trung hoàn thiện chính sách phát triển, phương thức đào tạo và quản lý giáo dục trên môi trường mạng.

Trong Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục toàn quốc năm 2020 hôm 31-10, vấn đề chuyển đổi số trong ngành giáo dục được đề cập đến rất nhiều. Hầu hết các ý kiến cho rằng, Covid-19 đã tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc dạy học trực tuyến, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đang tiến nhanh hơn. Cơ quan quản lý ngành nên tận dụng cơ hội để đẩy nhanh hơn nữa.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số trong giáo dục chủ yếu là thay đổi mô hình và cách tiếp cận. Chẳng hạn, ngày nay sinh viên cần mạng nhiều hơn và thông qua mạng để học vì vậy cơ sở giáo dục đại học cần nhiều phòng lab. Với cấp phổ thông, trước đây vùng sâu, vùng xa khó tìm giáo viên giỏi thì chuyển đổi số sẽ giải quyết vấn đề, những giáo viên giỏi nhất sẽ làm bài giảng trực tuyến và phổ cập đến tất cả các trường, những giáo viên còn lại sẽ là người hướng dẫn…

Việc thi cử cũng vậy, một số môn học, nhất là với đại học có thể cho sinh viên tự chọn cách học, nơi học, bộ giáo dục chỉ kiểm soát đầu ra bằng cách buộc sinh viên phải thi tại một tổ chức có uy tín do bộ quyết định. Thời gian học chính thức cũng có thể cân nhắc để rút ngắn vì trong thời đại công nghệ thay đổi nhanh như hiện nay, nhu cầu đào tạo lại, đào tạo nâng cao là nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng cao.

Theo ông, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ giáo dục và Đào tạo để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong giáo dục. "Tháng 11 này, 2 bộ sẽ có buổi làm việc về chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo nhằm tận dụng cơ hội từ Covid-19 để đẩy nhanh chuyển đổi số", ông nói.

Ông cũng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tập trung chuyển đổi số cho một trường đại học thuộc bộ, mục tiêu là biến trường đại học này thành quốc gia số thu nhỏ. Mọi hoạt động của trường từ quản lý, dạy học đến sinh hoạt của sinh viên sẽ được đưa lên môi trường số.

Dự kiến, mô hình này sẽ hoàn thành sau 5 tháng nữa, tức là hết quí 1-2021. Khi đó, bộ sẽ mời Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo tham quan trường, nếu người đứng đầu ngành giáo dục đánh giá tốt thì sẽ nhân rộng mô hình này.

Mời đọc thêm:

Bộ Giáo dục ra thời hạn cho phương án chỉnh sửa bộ sách Cánh Diều

'Tất cả vấn đề về tự chủ đại học phải tuân theo quy định của pháp luật'

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới