Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM: Chưa phát hiện bệnh nhân nhiễm khuẩn E.coli

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM: Chưa phát hiện bệnh nhân nhiễm khuẩn E.coli

Minh Tâm

Công tác giám sát dịch bệnh liên quan đến khuẩn E.coli đã được tăng cường tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất gần 2 tuần nay. Trong ảnh: Khách quốc tế làm thủ tục nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đào Loan.

(TBKTSG Online) – Công tác tăng cường giám sát hành khách nhập cảnh vào TPHCM qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã được cơ quan chức năng triển khai được gần 2 tuần nay và cho đến nay, chưa phát hiện bất kỳ ca nhiễm khuẩn E.coli nào.

Thông tin trên được bác sĩ Hoàng Ngọc Hùng, Phó giám đốc Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM, đơn vị có chức năng giám sát dịch bệnh tại sân bay Tân Sơn Nhất cho biết.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online hôm 12-6, bác sĩ Hùng nhấn mạnh, công tác giám sát hành khách nhập cảnh nhằm phát hiện sớm, cách ly và chuyển tuyến điều trị kịp thời người nhiễm khuển Ecoli với mục tiêu ngăn ngừa việc lây nhiễm vào Việt Nam đã được Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế yêu cầu các trung tâm y tế trên cả nước thực hiện từ cách đây 2 tuần, ngay khi nhận được thông tin từ châu Âu.

Theo đó, Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM đã thông báo và phối hợp với các lực lượng chức năng tại sân bay như hải quan, cảng vụ…, lấy danh sách khách nhập cảnh từ châu Âu để theo dõi. “Nhiệm vụ của chúng tôi là nếu thấy trường hợp nhiễm bệnh sẽ cách ly và thông báo cho Trung tâm y tế dự phòng TPHCM. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện rối loạn tiêu hóa tại sân bay”, ông Hùng nói thêm.

Cũng theo ông Hùng, cho đến nay các bệnh viện tại TPHCM cũng chưa phát hiện trường hợp nhiễm bệnh nào liên quan đến khuẩn E.coli.

Ông Hùng nhấn mạnh, việc lây nhiễm từ người qua người đối với khuẩn E.coli không đáng ngại như các dạng cúm từng xảy ra trước đây. Người nhiễm khuẩn E.coli chủ yếu do ăn uống phải thức ăn, nước uống nhiễm bẩn. Do vậy, người dân cần có chế độ ăn uống hợp lý để phòng bệnh. “Phải ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi, nguyên liệu chế biến đảm bảo vệ sinh”, ông Hùng khuyến cáo.

Dịch bệnh xuất huyết đường ruột với vi khuẩn Enterohaemorrhagic E.coli (EHEC), gọi tắt là nhiễm khuẩn E.coli gây hội chứng suy thận tan máu (HUS) bùng phát tại miền bắc nước Đức vào cuối tháng 5 rồi lan ra các nước Bắc Âu. Dịch bệnh đã khiến gần 20 người chết, hơn 330 người khác bị suy thận nặng và 1.200 người bị nhiễm khuẩn.

Mới đây, cơ quan chức năng tại Đức cho biết tìm thấy vi khuẩn E.coli trên giá đỗ và rất có thể đây chính là thủ phạm phát tán E.coli ra châu Âu chứ không phải dưa chuột, cà chua và rau diếp như cảnh báo trước đó.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới