Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM: CPI tháng 8 tiếp tục giảm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM: CPI tháng 8 tiếp tục giảm

Minh Tâm

Nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép trong tháng 8 tăng 0,12% và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Ảnh: Minh Tâm

(TBKTSG Online) – Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của TPHCM tiếp tục giảm 0,25% so với tháng 7 nhờ nhóm hàng lương thực, thực phẩm và bưu chính viễn thông giảm, số liệu vừa được Cục Thống kê thành phố công bố chiều nay, 18-8.

Theo phân tích của Cục Thống kê, việc mặt hàng lương thực, thực phẩm (trong đó đáng kể nhất là thịt heo) giảm giá và cước viễn thông giảm mạnh là những yếu tố kéo CPI tháng 8 của TPHCM giảm 0,25% so với tháng trước, tiếp tục đà giảm nhẹ 0,09% của tháng 7.

Trong tháng 8, một số mặt hàng trong nhóm thực phẩm giảm khá mạnh. Đáng kể nhất là thịt gia súc tươi sống, chủ yếu là thịt heo giảm 2,69% do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh. Bên cạnh đó là trứng gia cầm giảm 2,40%; rau củ giảm 2,23%. Trong khi đó, nhiều mặt hàng thay thế thịt heo như thịt gia cầm, thủy hải sản tươi sống có xu hướng tăng giá. Tuy nhiên, do thịt heo là mặt hàng có quyền số lớn (chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng thực phẩm) nên tính chung, nhóm thực phẩm vẫn giảm nhẹ, ở mức 0,06% so với tháng trước.

Theo thông tin ban đầu, CPI tháng 8 của Hà Nội ngược lại với diễn biến của TPHCM khi tăng 0,15% so với tháng 7. Tháng trước, CPI của Hà Nội cũng đã tắng 0,25% trong khi TPHCM giảm 0,09%.

Trong lúc đó, nhóm bưu chính viễn thông giảm tới 4,71% do các nhà mạng giảm giá cước di động thêm 15% vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.

Tuy nhiên, tháng 8 cũng ghi nhận sự tăng giá ở nhiều nhóm mặt hàng. Có mức tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng là nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình, tăng 0,65% do hàng loạt mặt hàng như hóa mỹ phẩm, đồ dùng làm từ gỗ, sắt, nhôm… và giá công dịch vụ thuê người giúp việc, sửa chữa tăng. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt tăng 0,42% tập trung ở các mặt hàng sắt thép, vật liệu xây dựng, dầu hỏa, điện sinh hoạt. Giá xăng điều chỉnh tăng từ ngày 9-8 đã đẩy nhóm giao thông tăng 0,38% so với tháng trước.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm văn hóa giải trí và du lịch có mức tăng thấp hơn, lần lượt là 0,12%, 0,11%, 0,26%. Nhờ chương trình bình ổn giá ở nhóm mặt hàng phục vụ mùa tựu trường nên mức tăng ở nhóm giáo dục trong tháng 8 vừa qua cũng chỉ mức rất nhẹ 0,02%.

Như vậy, CPI tháng 8 của TPHCM tăng 4,52% so với tháng 12 năm trước, trong khi năm trước tăng 4,06%. Do đó, mức độ tăng giá của 8 tháng đầu năm 2010 vẫn cao hơn so với 8 tháng đầu năm 2009 với mức tăng bình quân xấp xỉ 0,56% (8 tháng đầu năm 2009 là 0,50%).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới