Thứ sáu, 24/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

TPHCM thiếu giáo viên, cơ sở vật chất để dạy chương trình giáo dục mới

Minh Thảo

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại TPHCM số lượng học sinh tăng hơn 21.000 học sinh so với năm học trước, từ đó dẫn đến việc các cơ sở giáo dục bị thiếu cả giáo viên dạy chương trình giáo dục mới lẫn cơ sở vật chất dạy học.
  1. Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM gặp khó khăn về trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới. Ảnh minh họa: Minh Thảo

Ngày 25-8, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, cho biết về tình hình cơ sở vật chất trường lớp, một số vẫn đang gặp khó khăn về áp lực tăng dân số dân số tăng cao nên số trường và số phòng học chưa đủ đáp ứng triển khai dạy học hai buổi/ngày cho tất cả học sinh.

Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Theo đó, nhiều đơn vị gặp khó khăn về trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mới. Điều này ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngoài ra, quá trình xây dựng các trường ngoài công lập nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục gặp nhiều khó khăn do các địa phương thiếu quỹ đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn nhiều vướng mắc.

Đánh giá về tình hình năm học 2021-2022, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết, hiện thành phố đã có nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, chăm lo đời sống cho giáo viên, nhân viên ngành giáo dục. Trong đó, công tác tuyển dụng giáo viên đã có nhiều đổi mới.

Tuy nhiên, trong năm học vừa qua, công tác tuyển dụng giáo viên vẫn còn chậm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, trong đó thiếu các giáo viên dạy môn tiếng Anh, tin học, công nghệ, âm nhạc và mỹ thuật. Tỷ lệ giáo viên tại các lớp vẫn chưa đủ đáp ứng theo quy định, nhất là đối với loại hình học tập 2 buổi/ngày.

Với thực trạng thiếu nguồn nhân lực trong dạy học, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, cho biết trong năm học 2022-2023, ngành giáo dục thành phố sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh phân cấp, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục.

Trong năm học 2022-2023, ngành tiếp tục phát triển các kho học liệu số dùng chung toàn ngành gồm bài giảng điện tử, bài giảng trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử... cho tất cả các môn học của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới