Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM: tiếp tục cải thiện đô thị và môi trường sống

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM: tiếp tục cải thiện đô thị và môi trường sống

Văn Nam

(TBKTSG Online) – TPHCM đề ra 20 chỉ tiêu chủ yếu ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và cải cách hành chính cho năm 2018. Đồng thời, TPHCM sẽ triển khai thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, theo thông tin từ kỳ họp lần thứ 6 của Hội đồngnhân dân TPHCM khai mạc sáng 4-12.

TPHCM: tiếp tục cải thiện đô thị và môi trường sống
Kỳ họp thứ 6 HĐND TPHCM Khóa IX khai mạc sáng nay 4-12 – Ảnh: Văn Nam

Theo tờ trình của UBND thành phố về tình hình kinh tế xã hội năm 2017 và nhiệm vụ năm 2018, chính quyền thành phố sẽ thực hiện 20 chỉ tiêu chủ yếu các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và cải cách hành chính trong năm tới. Trong đó tập trung vào bảy chương trình đột phá; rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung thành phố kết hợp quy hoạch đất dành cho phát triển dịch vụ – thương mại, công nghiệp, đất dành cho giao thông, công viên – cây xanh, nhà ở, hạ tầng xã hội.

Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ, hỗ trợ triển khai các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, trung tâm triển lãm, trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế, giải pháp giảm ngập nước cấp bách, di dời nhà trên và ven kênh rạch, xây dựng mới, cải tạo chung cư cũ hư hỏng nặng nhằm chỉnh trang đô thị, giải quyết vấn đề ngập nước, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, xử lý rác.

Đánh giá kết quả tình hình kinh tế xã hội thành phố năm 2017, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết mức tăng trưởng kinh tế cao hơn cùng kỳ năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, công tác quy hoạch chỉnh trang đô thị và phát triển đô thị có sự chuyển biến đáng kể, ứng dụng công nghệ trong thông tin quy hoạch mang lại nhiều tiện tích cho người dân …

Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của thành phố thì đến nay vẫn còn một số hạn chế kéo dài, chậm khắc phục như công tác cải cách hành chính chưa đồng bộ, bộ máy còn cồng kềnh, việc giải quyết các tình trạng ngập nước, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, bạo hành trẻ em, khiếu nại của người dân vẫn chậm trễ khiến người dân còn nhiều bức xúc.

"Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mà thành phố phải đối mặt như chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, môi trường sống. Điều này đòi hỏi chính quyền thành phố phải có những giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa mới tạo được sự đột phá", bà Tâm nhấn mạnh.

Báo cáo tại kỳ họp sáng nay, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết năm 2017, mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,25% so cùng kỳ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 34,5% GRDP, thu ngân sách đạt 100,03% dự toán (tăng gần 13% so với năm 2016) đạt 347.000 tỉ đồng, việc cung cấp nước sạch cho các hộ dân cơ bản đạt 100%, xuất khẩu tăng gấp ba lần so với năm 2016, vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước tăng mạnh, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt, dư nợ tín dụng ngân hàng tăng mạnh gắn liền với hoạt động sàn xuất của doanh nghiệp, lượng kiều hối về thành phố đạt 5,2 tỉ đô la Mỹ trong đó khoảng 70% kiều hối đưa vào đầu tư kinh doanh.

Cũng theo nhận định từ chính quyền, TPHCM vẫn đang đứng trước nhiều thành thức: chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GRDP) và chỉ tiêu thành lập doanh nghiệp chưa đạt kế hoạch đề ra do việc dự báo và đề ra chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng GRDP năm 2017 là 8,4-8,7% khá cao so với khả năng thực tế có thể đạt được. Tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giảm từ 23% xuống còn 18% năm 2017 … 

Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của TPHCM năm 2018:

– Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GRDP) đạt 8,3-8,5%;

– Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP đạt từ 36% trở lên;

– Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP;

– Tổng thu ngân sách đạt 100% dự toán;

– Thành lập mới 46.000 doanh nghiệp (bao gồm chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể);

– Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Chương trình giảm nghèo bền vững thành phố giai đoạn 2016-2020 giảm 1%;

– Tạo việc làm mới cho 130.000 người lao động;

– Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đã đào tạo nghề đạt 80%;

– Tỷ lệ thất nghiệp đô thị còn dưới 3,8%;

– Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch đạt 100%. Tổng lượng khai thác nước dưới đất giảm 31,2% so với năm 2017;

– Phấn đấu nâng cao chỉ số xếp hạng năm 2018 về hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) vào nhóm 16 địa phương dẫn đầu cả nước; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước; chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) vào nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước …

Xem thêm:

TPHCM: GRDP tăng trưởng 8,25%

Phía sau cơ chế đặc thù là thách thức

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới