Chủ Nhật, 18/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

TPHCM: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng cao

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng cao

Văn Nam

TPHCM: Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng cao
Tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng trong tổng sản phẩm nội địa TPHCM ngày càng giảm - Ảnh: Văn Nam

(TBKTSG Online) – Tỉ trọng các ngành kinh tế tại TPHCM trong giai đoạn 5 năm 2011 – 2015 đang chuyển dịch đúng hướng với tỉ trọng ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm nội địa ngày càng tăng, trong khi ngành công nghiệp xây dựng ngày càng giảm.

Theo báo cáo của UBND TPHCM về chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015, nếu tỉ trọng ngành dịch vụ của thành phố năm 2005 chiếm 50,5% trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) thì đến năm 2015 tăng lên 59,6%.

Trong khi đó, tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng ngày càng giảm từ 48% vào năm 2005 xuống còn 39,4% trong năm 2015.

Riêng tỉ trọng ngành nông nghiệp đóng góp vào GDP thành phố luôn duy trì ở mức 1% trong suốt năm qua. 

Với tỉ trọng các thành phần kinh tế trong GDP như vậy, theo UBND thành phố, các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi vị trí, chuyển dịch rõ nét, thành phần kinh tế nhà nước giảm dần, kinh tế có vốn nước ngoài phát triển nhanh.

Nếu so sánh với giai đoạn 2006 – 2010 kinh tế nhà nước chiếm 26,6% thì đến năm 2015 đã giảm xuống còn 16,8%; tỉ trọng kinh tế ngoài nhà nước đã tăng từ 50,6% giai đoạn 2006 – 2010 lên 58,2% vào năm 2015.

Cũng theo UBND thành phố, trong giai đoạn 2011 – 2015 các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố có sự tăng trưởng mạnh. Tổng vốn cấp mới và điều chỉnh tăng vốn trong giai đoạn này của TPHCM khoảng 13,5 tỉ đô la Mỹ với tổng số 2.230 dự án cấp mới và gần 670 dự án điều chỉnh tăng vốn. Đáng chú ý nhất là riêng trong năm 2014 thành phố đã thu hút được dự án của Công ty TNHH Điện tử Samsung CE Complex tại Khu Công nghệ cao TPHCM với số vốn đầu tư 1,4 tỉ đô la Mỹ.

Tính chung từ trước đến nay, TPHCM đã có khoảng 5.330 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 37 tỉ đô la Mỹ; trong đó lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm nhiều nhất đến 12,6 tỉ đô la Mỹ (36,7%), kế đến là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo 10,4 tỉ đô la Mỹ (30,3%) và một số lĩnh vực khác.

Xem thêm:

>> Kinh tế nhà nước dần "nhường sân" cho kinh tế tư nhân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới