Thứ Bảy, 27/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TPHCM ưu tiên vực dậy doanh nghiệp, ngăn đà phá sản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM ưu tiên vực dậy doanh nghiệp, ngăn đà phá sản

Lê Anh

(TBKTSG Online)- Trong 5 tháng đầu năm 2020, TPHCM có 2.015 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng 16,41% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó còn có 7.257 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, tăng 29,91% so với cùng kỳ.  Một trong những giải pháp ưu tiên của TPHCM từ nay đến cuối năm là ngăn chặn sự phá sản của doanh nghiệp bằng các giải pháp hỗ trợ cụ thể.

TPHCM ưu tiên vực dậy doanh nghiệp, ngăn đà phá sản
TPHCM sẽ ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp để vực dậy sản xuất, tạo việc làm cho người lao động – Ảnh: Anh Quân

Đây là vấn đề được chính quyền TPHCM đưa ra bàn thảo tại cuộc họp về tình hình kinh tế, xã hội TPHCM, 5 tháng đầu năm diễn ra chiều 4-6.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này được thể hiện qua số liệu doanh nghiệp thành lập và doanh nghiệp giải thể.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, TPHCM có 14.258 doanh nghiệp được cấp phép thành lập, với số vốn đăng ký là 185.095 tỉ đồng; số doanh nghiệp đăng ký chỉ bằng 85,5% và số vốn chỉ bằng 70,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh doanh nghiệp được thành lập, trong 5 tháng đầu năm 2020, thành phố có 2.015 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 16,41% so với cùng kỳ. Còn doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động là 7.257 doanh nghiệp tăng 29,91% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động lũy kế còn trên hệ thống là 423.676 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 6.196 tỉ đồng.

Trước tình hình doanh nghiệp phá sản có xu hướng tăng, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong, tỏ ra lo ngại và yêu cầu các sở, ngành cần đề xuất các giải pháp cụ thể. Chủ tịch TPHCM cho rằng, trước mắt cần duy trì sản xuất kinh doanh, ngăn chặn sự phá sản của doanh nghiệp.

“Ngăn chặn phá sản của doanh nghiệp là ngăn chặn sự mất việc của người lao động. Đa số doanh nghiệp của TPHCM có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, đây là đối tượng dễ bị gãy đổ qua bão Covid-19” ông Phong nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, những doanh nghiệp gặp khó khăn đã được các ngân hàng thương mại hỗ trợ giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ. Trong đó, giữ nguyên nhóm nợ cho 158.726 khách hàng với dư nợ đạt 48.325 tỉ đồng; miễn giảm lãi cho 17.448 khách hàng với dư nợ đạt 45.096 tỉ đồng.

Các ngân hàng đã tiếp nhận 321 trường hợp doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh Covid-19, trong đó đã có kết quả xử lý 190 trường hợp, đang xử lý 131 trường hợp.

Theo Chủ tịch UBND TPHCM, trong số các ngành bị ảnh hưởng thì du lịch là lĩnh vực chịu thiệt hại lớn của dịch Covid-19, sự suy giảm của ngành này hiện lên rất rõ khi lượng khách trong và ngoài nước giảm mạnh.

Để vực dậy ngành du lịch, chính quyền thành phố giao Sở Du lịch tạo sự liên kết vùng với 13 tỉnh miền Tây Nam bộ. Tiếp đến là ký kết liên kết với các tỉnh miền Đông, các tỉnh miền Trung và phía Bắc như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hòa Bình và Quảng Ninh…Việc thúc đẩy du lịch nội địa là cơ hội để ngành du lịch TPHCM mở các tour, tuyến mới.

Ông Phong yêu cầu các trụ cột của nền kinh tế là ngân hàng, bảo hiểm, thuế và hải quan… phải có giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy sau dịch.

phố cũng hỗ trợ các đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất cũng là một hướng để vực dậy kinh tế, sản xuất trong thời điểm này.

Về phía TPHCM, người đứng đầu thành phố cam kết tối ưu hóa đầu tư công vì theo Ngân hàng Thế giới, khi giải ngân đầu tư công tăng 10% sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP 0,6%. Ngoài ra, Thành phố sẽ thực hiện các chính sách an sinh xã hội, ngăn chặn sự mất việc của người lao động.

Mời xem thêm:

TPHCM kiến nghị Chính phủ phân bổ 20% gói hỗ trợ doanh nghiệp

TPHCM hỗ trợ người mất việc vì Covid-19

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới