Thứ sáu, 25/04/2025
27 C
Ho Chi Minh City

TPHCM xây 11 bến thủy nội địa phục vụ vận tải công cộng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TPHCM xây 11 bến thủy nội địa phục vụ vận tải công cộng

Lê Anh

(TBKTSG Online) - Chính quyền TPHCM đã đồng ý cho Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đầu tư xây dựng 11 bến thủy nội địa để phục vụ cho việc vận tải công cộng của 2 tuyến buýt đường thủy, thông tin từ Văn phòng UBND TPHCM ngày 28-9.

TPHCM xây 11 bến thủy nội địa phục vụ vận tải công cộng
Cầu cảng bến Bạch Đằng, quận 1 - Ảnh: Anh Quân

Trong tổng số 11 bến được đầu tư xây dựng có 6 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 1 gồm: Bình An; Thảo Điền (quận 2); Tầm Vu; Thanh Đa (quận Bình Thạnh); Hiệp Bình Chánh; Linh Đông (quận Thủ Đức);

Năm bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 2 gồm: cầu Chữ Y (quận 5); Bình Tây; Lò Gốm (quận 6); Bình Đông; chùa Long Hoa (quận 8).

Còn 7 bến hiện đang tiếp tục thống nhất vị trí, diện tích, pháp lý, trong đó có 2 bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 1 gồm: Sài Gòn Pearl (quận Bình Thạnh); bến trung tâm Bình Triệu (quận Thủ Đức). Năm bến phục vụ tuyến buýt đường thủy số 2 gồm: Nguyễn Thái Bình; Calmetter (quận 1); chợ Hòa Bình; Nguyễn Tri Phương (quận 5); Khánh Hội (quận 4).

Chính quyền TPHCM cũng chấp thuận cho Sở GTVT đề xuất vị trí mới thay thế vị trí các bến không còn phù hợp; mở rộng diện tích các bến hiện hữu phù hợp quy hoạch chức năng bến bãi, phát triển thành các điểm dừng chân, dịch vụ đô thị, du lịch ven sông. Đồng thời, bổ sung bến trung tâm của tuyến số 2 tại quận 4 để thay thế cho phần diện tích đã giảm của bến Nguyễn Tri Phương do ảnh hưởng bởi nhánh cầu dẫn Nguyễn Tri Phương.

Vào tháng 11-2017, TPHCM đã chính thức khai thác tuyến buýt đường thủy số 1 từ bến Bạch Đằng quận 1 đi Linh Đông, quận Thủ Đức. Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, tuyến buýt đường sông số 1 Bạch Đằng - Linh Đông đạt bình quân gần 900 lượt khách/ngày. Kết quả này chưa đáp ứng được kỳ vọng của chính quyền TPHCM về một loại hình giao thông công cộng mới nhằm giảm tải tình trạng kẹt xe trên đường bộ.

Phần lớn hành khách đi tuyến buýt đường thủy số 1 là khách du lịch, còn người dân đi làm thường không chọn phương tiện này vì thời gian di chuyển lâu hơn đường bộ, hơn nữa chưa có sự kết nối với các loại hình khác tại các bến nên không thuận tiện cho việc đi làm.

Còn tuyến buýt đường thủy số 22 (Bạch Đằng - Lò Gốm) hiện đang vướng dự án cống kiểm soát triều Bến Nghé đang thi công nên chưa hoạt động. Dự kiến, cuối năm 2020, khi một số dự án hoàn tất thi công thì tuyến buýt đường thủy số 2 sẽ đi vào hoạt động.

Mời xem thêm:

Đi buýt sông từ ngày 25-11

TPHCM sắp có thêm tuyến buýt sông

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới