Thứ tư, 30/04/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Triển lãm “Chihiro và Totto-chan”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Triển lãm “Chihiro và Totto-chan”

Thu Hà

(TBKTSG Online) - Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam hợp tác cùng Bảo tàng nghệ thuật Chihiro và Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam tổ chức triển lãm mang tên “Chihiro & Totto-chan” của nữ họa sĩ Iwasaki Chihiro từ ngày 9-8 đến 31-8 tại Hà Nội với mong muốn đem đến cho người xem triển lãm cảm nhận về sự tác động sáng tạo giữa Iwasaki Chihiro và nhà văn Kuroyanagi Tetsuko, tác giả “Totto-Chan bên cửa sổ”.

Poster triển lãm - ảnh ban tổ chức cung cấp.

Trước khi cuốn tự truyện “Totto-Chan bên cửa sổ” của tác giả Kuroyanagi Tetsuko (diễn viên, Đại sứ thiện chí của UNICEF, Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Chihiro) được xuất bản vào năm 1981 thì các câu chuyện trong cuốn tự truyện này đã được giới thiệu từng kỳ trên tạp chí tháng “Wakai Josei” [tạm dịch: Phụ nữ trẻ] (1979-1980).

Tetsuko đã nói rằng, 20 năm trước khi các mẩu chuyện được xuất bản định kỳ, bà đã luôn mong muốn được viết về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình. Tuy nhiên, quyết định ghi lại những kỷ niệm đẹp đẽ này có được là nhờ sau khi bà tìm thấy khoảng 7.000 bức tranh và phác họa về nhiều hình ảnh trẻ thơ được vẽ bởi Iwasaki Chihiro (1918-1974).

Trong suốt hai năm, các mẩu chuyện được xuất bản định kỳ, Tetsuko, tác giả của Totto-chan (Totto-chan là tên hiệu của tác giả) đã nhiều lần ghé thăm Bảo tàng nghệ thuật Chihiro và lựa chọn nhiều tác phẩm tranh của Chihiro mà bà cho là phù hợp với từng mẩu chuyện trong cuốn tự truyện của bà.

Bức tranh "Bé gái đội chiếc mũ màu nâu" do Iwasaki Chihiro vẽ trong những năm đầu 1970 sẽ được triển lãm lần này - ảnh ban tổ chức cung cấp.

Cuốn tự truyện ghi lại những ký ức có thật của tác giả trong những năm thế chiến thứ II tại trường Tomoe, là ngôi trường mà nhiều phương pháp giáo dục không theo quy tắc đã được thực hiện. Việc kết hợp học tập với niềm vui, sự tự do và tình yêu ở ngôi trường này đã góp phần cho cô bé Totto-chan phát triển một cách tự nhiên và mang lại cho cô bé một cuộc sống thành công sau đó.

Hơn 7,6 triệu bản cuốn Totto-chan đã được bán ra ở Nhật và cuốn tự truyện này đã giữ kỷ lục bán chạy nhất trong thời gian dài. Cuốn tự truyện này cũng đã được dịch ra hơn 35 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Mặc dù Totto-chan rất cuốn hút và hấp dẫn người đọc nhưng cũng chính những bức tranh được minh họa trong cuốn sách của Iwasaki Chihiro cũng góp phần lớn trong việc mang đến sự yêu thích của độc giả trên khắp thế giới.

Năm 2011 là năm kỷ niệm cuốn tự truyện “Totto-chan bên cửa sổ” tròn 30 kể từ khi ấn bản đầu tiên được phát hành tại Nhật.

Để đánh dấu kỷ niệm, 30 tác phẩm tranh vẽ của Chihiro (hầu hết những bức tranh này đã được sử dụng làm tranh minh họa trong cuốn tự truyện Totto-chan) sẽ được đưa ra trưng bày tại Phòng triển lãm của Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Buổi khai mạc sẽ diễn ra lúc 10 ngày 9-8, với phần phát biểu của giám tuyển Bảo tàng nghệ thuật Chihiro và trích đọc tác phẩm “Totto-chan”. Đặc biệt, những cuốn tự truyện “Totto-chan” có chữ ký của tác giả sẽ được tặng cho những vị khách may mắn vào buổi khai mạc cũng như những vị khách ghé thăm triển lãm. Buổi triển lãm hoàn toàn miễn phí và cuốn tự truyện bản tiếng Việt cũng được bày bán tại phòng triển lãm.

Iwasaki Chihiro (1918 – 1974)

Sinh tại thành phố Takefu, tỉnh Fukui, và chuyển đến sinh sống tại Tokyo sau đó. Iwasaki Chihiro bắt đầu học Okada Saburosuke về vẽ phác họa và vẽ tranh sơn dầu từ năm 14 tuổi và khi 18 tuổi, bà học thư pháp theo trường phái Fujiwara Kozei của Oda Shuyo.

Tác phẩm vẽ phác họa về trẻ em đầu tiên của bà có tên “Okasan no Hanashi” (tạm dịch: Câu chuyện của mẹ) được vẽ vào năm 1950, và năm 1956, bà sáng tác quyển sách tranh có tên “Hitori de Dekiru yo” (tạm dịch: Tôi có thể làm một mình).

Iwasaki Chihiro đã nhận được nhiều giải thưởng khác nhau cho các tác phẩm của mình như giải thưởng Graphic tại triển lãm sách thiếu nhi quốc tế Bologna với tác phẩm “Kotori no Kuru Hi” (tạm dịch: Ngày chú chim non đến) vào năm 1971, giải thưởng tại triển lãm sách quốc tế Lepzig với tác phẩm “Senka no Naka no Kodomo-tachi” (tạm dịch: Những đứa trẻ trong ngọn lửa chiến tranh) vào năm 1974.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới