Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Triển lãm tranh dân gian Hàng Trống

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Triển lãm tranh dân gian Hàng Trống

Thoa Nguyễn

Một tác phẩm tranh Hàng Trống trong bộ sưu tập tại triển lãm của Phạm Đức Sĩ

(TBKTSG Online) – Bộ sưu tập cá nhân về tranh dân gian Hàng Trống của nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ được trưng bày tại Nhà triển lãm Viet Art Centre (42 Yết Kiêu, Hà Nội) từ ngày 9-9 và kéo dài chỉ 5 ngày.

Triển lãm trưng bày 149 bức tranh, gồm 22 bộ tranh (83 bức) và 66 bức tranh lẻ đều là tranh Hàng Trống.

Khác với tranh Đông Hồ được “phục sinh” rộng rãi, lâu nay tranh Hàng Trống ít được biết đến, nhất là dòng tranh “niên họa” Hàng Trống phục vụ nhu cầu trang trí, chúc lành chúc phúc năm mới hoặc đốt thờ cúng cho người âm, làm bùa “trấn trạch” trong nhà của người thị thành. Sau gần 10 năm tìm kiếm , Phạm Đức Sĩ hiện đã có được một bộ sưu tập tranh lớn bao gồm nhiều bộ sưu tập nhỏ: bộ sưu tập gốm Đanh Sơn, gốm Hán; bộ sưu tập tranh cổ động trong thời kỳ chiến tranh; bộ sưu tập tranh thờ cúng Đạo giáo – Phật giáo của một số dân tộc Việt Nam và tranh Hàng Trống.

Trong bộ sưu tập tranh Hàng Trống của ông Sĩ, bên cạnh các bộ tranh trang trí vẽ theo các tích truyện Trung Hoa xưa (Chiến quốc, Sơn hậu, Tam quốc, Hán Sở tranh hùng, Chiêu Quân cống Hồ…) còn có nhiều tranh thờ Đạo giáo của người thiểu số đặt hàng thợ Hàng Trống chế tác (Tam Thanh – Tày Nùng; Hành say – Dao Tiền). Ngoài ra, còn rất nhiều những tranh lẻ vẽ các anh Hoàng, bà Mẫu phục vụ tín ngưỡng đạo Mẫu (Anh Hoàng cưỡi cá; Anh Hoàng cưỡi lốt; Bà Chúa thượng ngàn; Bà Chúa thượng thiên…), tranh “trấn trạch” dán ở cửa và trong nhà để trừ tà ma. Và đặc biệt nhất là những bức tranh Hàng Trống vẽ cảnh sinh hoạt có từ rất lâu, giống như một thứ nhật ký bằng tranh ghi lại cuộc sống của Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20 (Hội Tây; Duyệt binh…).

Phạm Đức Sĩ được biết đến với tên gọi là Sĩ “Mộc” (SN 1967) hiện là chủ xưởng mộc đóng khung tranh tại Trường Mỹ thuật Hà Nội – 42 Yết Kiêu. Khoảng từ năm 1999, anh bắt đầu sưu tập đồ gốm cổ, đến năm 2001, chuyển sang sưu tập tranh.

Triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 10 đến 13/9.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới