Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Triển lãm văn từ, văn chỉ Thăng Long

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Triển lãm văn từ, văn chỉ Thăng Long

Thu Hà

Triển lãm văn từ, văn chỉ Thăng Long
Triển lãm diễn ra tại Văn Miếu.

(TBKTSG Online) – Triển lãm văn từ, văn chỉ Thăng Long và các vùng phụ cận vừa được khai mạc tại Nhà Tiền đường khu Thái học, di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).

>>> Triển lãm về văn hóa trầu cau Việt Nam

>>> Triển lãm về văn hóa, tín ngưỡng của người Bamana

Khoảng 130 hình ảnh về các văn từ, văn chỉ Hà Nội và các vùng Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng… cùng hàng trăm hiện vật Nho học được đưa ra trưng bày trong dịp này nhằm mang đến cho công chúng những thông điệp mới trong việc bảo lưu truyền thống dân tộc: Hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, tôn trọng hiền tài, từ đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị các văn từ, văn chỉ và cũng là bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Các văn từ được đưa ra trưng bày gồm có: văn từ Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam; văn từ huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; văn từ xã Lãng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình… Trong khi đó, văn chỉ chủ yếu từ văn chỉ huyện Từ Liêm, Hà Nội đến văn chỉ Nhật Tảo, huyện Từ Liêm; văn chỉ thôn Cầu Rãnh, tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt, trong số các hình ảnh văn từ, văn chỉ được trưng bày có thác bản (bản dập) bia trụ văn chỉ làng Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Bên cạnh giới thiệu văn chỉ, văn từ, triển lãm còn trưng bày các hiện vật của nền giáo dục Nho học thủa xưa như hòm đựng sắc phong, ống quyển, quán tảy (vật dùng để tế lễ), ván khắc sách, bộ từ điển Khang Hy, gánh sách, bút lông, nghiên mực, thủy trùy…

Văn từ, văn chỉ thường được xây dựng tại các vùng đất cổ, có truyền thống khoa bảng. Đây không chỉ đơn thuần là những ngôi đền dành cho việc thờ tự mà còn là lớp học, nơi khảo hạch sĩ tử, đón rước tiến sỹ vinh quy bái tổ, là lưu giữ nhiều truyền thống quý báu như: hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, tôn trọng nhân tài… Ngày nay, đây là nơi bảo tồn truyền thống, cổ vũ cho phong trào khuyến học, khuyến tài của địa phương.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 25-2.

Kiến trúc các văn từ, văn chỉ Thăng Long – Hà Nội và các địa phương được chia ra làm hai loại: Loại thứ nhất bao gồm từ một đến ba tòa nhà, mỗi tòa từ ba đến bảy gian; loại thứ hai chỉ là bệ thờ lộ thiên (có mái che hoặc không có mái che). Văn từ thường lớn hơn văn chỉ. Quy mô xây dựng nhỏ dần từ cấp huyện, tổng đến xã, thôn (phường).

Nơi thờ phụng có làm nhà gọi là văn từ, chỉ có đàn thờ mà không làm nhà gọi là văn chỉ. Lễ kính tế chư vị Tiên nho, Tiên nhiền tại các văn từ, văn chỉ thường được tổ chức vào ngày Đinh thứ nhất của hai tháng trọng xuân, trọng thu. Ở nhiều địa phương, ngoài lễ tế còn tổ chức nghi thức “Rước chữ”, xin chữ, xin văn của các bậc thánh hiền.

Hiện nay, Thăng Long – Hà Nội còn lưu giữ nhiều văn từ, văn chỉ, trong đó có nhiều di tích được bảo tồn khá nguyên vẹn như: Văn chỉ Hào Nam, Minh Tảo, Nhật Tảo, Bát Tràng, Nguyệt Áng, Ngọc Than, Thế Trụ… cùng nhiều Từ đường dòng họ tiến sĩ có giá trị.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới