Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Trung Quốc bị kiện vi phạm bản quyền phần mềm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Trung Quốc bị kiện vi phạm bản quyền phần mềm

Hải Long

Trung Quốc hiện có số người sử dụng internet đông nhất thế giới. Ảnh AFP

(TBKTSG Online) – Cybersitter LLC, một công ty sản xuất phần mềm của Mỹ đã kiện Trung Quốc và 7 nhà sản xuất máy vi tính lớn với lý do đã ăn cắp bản quyền phần mền lọc Internet của mình.

Đây là phần mềm giúp các bậc cha mẹ sàng lọc nội dung từ Internet mà con cái họ tiếp cận. Công ty này đã nộp đơn lên toàn án liên bang ở Los Angeles hôm thứ ba, với giá trị thiệt hại ước tính 2,2 tỉ đô la Mỹ.

Theo hãng tin AP, công ty có trụ sở tại California này cho biết, phía Trung Quốc đã sao chép các đoạn mã của chương trình và chèn chúng vào phần mềm được sử dụng để ngăn chặn các công dân Trung Quốc truy cập vào các địa chỉ mà chính phủ cho là không phù hợp về chính trị. 7 nhà sản xuất máy vi tính cũng bị kiện vì đã cài chương trình này của Trung Quốc vào những máy tính bán ra tại đây.

“Tôi không nghĩ là mình lại chứng kiến việc ăn cắp trắng trợn đến như vậy”, luật sư Gregory Fayer, đại diện của Cybersitter nói. Theo luật sư, vụ việc được phát hiện bởi một một nhà nghiên cứu tại trường đại học, người đã đăng một báo cáo trực tuyến về các chương trình lọc Internet.

Fayer cho biết các nhà sản xuất phần mềm Trung Quốc đã tải chương trình này từ máy chủ của Cybersitter và sao chép hơn 3.000 dòng mã, sau đó chèn vào một chương trình của mình có tên là Green Dam Youth Escort. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà sản xuất máy vi tính phải cài sẵn hoặc cung cấp phần mềm “Green Dam Youth Escort” đi kèm với các máy vi tính cá nhân bán ra tại Trung Quốc.

Trung Quốc sau đó đã phải thu hồi yêu cầu này do có sự phản đối kịch liệt từ phía công dân Trung Quốc và các công ty máy tính. Mặc dù chính quyền Trung Quốc cho rằng hệ thống “Green Dam” là cần thiết nhằm ngăn chặn việc truy cập vào các nội dung bạo lực và  khiêu dâm nhưng theo những nhà phân tích từng sử dụng qua chương trình này thì chương trình này cũng ngăn cản những nội dung mà chính phủ cho là đối lập về chính trị.

Theo cáo buộc của nguyên đơn, sau khi chính phủ không còn yêu cầu nữa và thậm chí là khi biết chương trình này là ăn cắp, các công ty máy tính vẫn tiếp tục phân phối chương trình Green Dam cùng với các máy tính bán ra tại Trung Quốc. Những công ty được nêu ra gồm Sony, Lenovo, Toshiba, Acer, Asustek, BenQ và Haier. 

Cybersitter cho rằng điều này không phù hợp với nguyên tắc vì bí mật thương mại, cạnh tranh không công bằng, vi phạm bản quyền và đồng phạm. Họ còn tố cáo các nhà sản xuất phầm mềm Trung Quốc đã vi phạm luật dân sự của mình vì hoạt động gián điệp kinh tế. Fayer cho biết hiện vẫn chưa có ai bên bị đơn có ý kiến gì về việc này.

Một phát ngôn viên của Lenovo phản hồi qua thư điện tử rằng công ty của ông không thể bình luận gì về vụ kiện này. Công ty BenQ của Đài Loan cũng cho biết qua thư điện tử rằng công ty không được thông báo về vụ kiện này và không thể đưa ra ý kiến. Còn Acer cũng từ chối bình luận. Asustek thì không vội vàng đưa ra trả lời nào.Đại diện của Sony, Toshiba và tập đoàn Haier của Trung Quốc cũng chưa có trả lời cho những câu hỏi qua thư điện tử này. Các công ty khác bị nêu tên trong vụ kiện cũng chưa có động thái nào.

Fayer cho biết Cybersitter đang xác định thiệt hại cho sản phẩm này, mỗi sản phẩm có giá 39,95 đô la Mỹ. Ông cho biết vụ kiện này có thể là một bước ngoặt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ trên phạm vi thế giới.”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới