Thứ Sáu, 29/09/2023, 05:08
34 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Trung Quốc tiếp tục giảm khai thác đất hiếm

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Trung Quốc tiếp tục giảm khai thác đất hiếm

Trúc Như

Trung Quốc tiếp tục giảm khai thác đất hiếm
Công nhân đang khai thác đất hiếm tại công trường ở phía bắc Trung Quốc. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) – Bộ Đất đai và tài nguyên Trung Quốc ngày 19-9 quyết định cắt giảm 40% số lượng giấy phép khai thác đất hiếm nhằm thắt chặt kiểm soát nguồn kim loại quý này. Theo đó, số lượng giấy phép khai thác đất hiếm sẽ giảm từ 113 xuống còn 67 giấy phép.

Từ lâu, Trung Quốc đã cảnh báo các nhà sản xuất toàn cầu bằng cách hạn chế sản lượng và hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm trong khi cố gắng xây dựng ngành công nghiệp chế biến nội địa để thu lợi nhiều hơn thay vì xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.

Tháng 3-2012, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã khiếu nại việc Trung Quốc kiểm soát đất hiếm lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Các quan chức Trung Quốc phản pháo việc kiểm soát đất hiếm phù hợp với quy định của WTO, cần thiết để bảo tồn nguồn tài nguyên đang bị sụt giảm và giảm thiểu những tác động môi trường từ việc khai thác mỏ.

Đất hiếm gồm 17 khoáng sản, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như ô tô, vũ khí, màn hình phẳng, điện thoại di động, đèn hơi thủy ngân và ống kính máy ảnh.

Hiện, Trung Quốc cung cấp khoảng 30% trữ lượng đất hiếm nhưng sản lượng lại chiếm hơn 90% trên toàn cầu. Các đối tác thương mại cho biết hạn ngạch và thuế quan của Trung Quốc đã đẩy giá đất hiếm tăng cao ở nước ngoài và tạo lợi thế cho người mua ở Trung Quốc.

Ngoài ra, quyết định hạn chế khai thác đất hiếm của Trung Quốc đặc biệt nhạy cảm trong thời điểm chính phủ các nước như Mỹ và châu Âu đang cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao được sản xuất từ đất hiếm để phục hồi nền kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Trong khi đó, Trung Quốc hy vọng các công ty nước ngoài chuyển hướng sản xuất các sản phẩm từ đất hiếm sang Trung Quốc và chia sẻ công nghệ với các công ty của Trung Quốc.

(Theo The Economic Times)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới