Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Từ áp chế tài chính đến tự do hóa tài chính

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Từ áp chế tài chính đến tự do hóa tài chính

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Bài 74:

Từ áp chế tài chính đến tự do hóa tài chính

Trong một thời gian dài, các nước đang phát triển thường can thiệp vào khu vực tài chính bằng cách áp đặt những kiểm soát về mặt định tính hay định lượng đối với các hoạt động của các tổ chức và thị trường tài chính, chẳng hạn như kiểm soát lãi suấtphân bổ tín dụng có chỉ định. Cách làm này được gọi là áp chế tài chính.

Dựa vào những phân tích lý thuyết và thực nghiệm, một số nhà kinh tế đã đi đến kết luận rằng áp chế tài chính dẫn đến mức phát triển tài chính thấp hơn. Sự kiểm soát chặt chẽ lãi suất đi kèm với lạm phát thường dẫn đến tỉ lệ tiền gửi âm, gây xói mòn qui mô nguồn vốn có thể cho vay. Do vốn trong hệ thống tài chính chính thức không còn nhiều, các nhà đầu tư phải dựa nhiều hơn vào việc tự xoay xở nguồn vốn. Đồng thời, các chương trình tín dụng chỉ định kèm theo lãi suất ưu đãi cũng làm gia tăng sự phân bổ vốn đầu tư sai lệch trên diện rộng và năng suất của vốn cũng thấp hơn.

Giải pháp cho những vấn đề trên như vẫn thường được đề cập, là tự do hóa tài chính. Khi trần lãi suất được bãi bỏ, tiền tiết kiệm sẽ gia tăng và hiệu quả phân bổ đầu tư trong thị trường tài chính cũng sẽ cải thiện.

Tuy nhiên, thị trường cũng thất bại trong tài chính. Lãi suất thực tăng do tự do hóa tài chính có thể tạo ra những tác động ngoài mong đợi, như sự lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại. Thứ nhất, mức lãi suất càng cao, thì tỉ lệ người có rủi ro đi vay càng lớn. Thứ hai, bất kỳ người đi vay nào cũng sẽ cố gắng thay đổi bản chất của dự án để tăng độ rủi ro. Do đó, nhiều chính phủ đang theo đuổi quá trình tự do hóa một cách vội vã và toàn diện đã phải hứng chịu nhiều đợt khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.

Các nhà kinh tế hiện có khuynh hướng nhất trí rằng tự do hóa tài chính phải diễn ra theo trật tự đi đôi với việc cải cách những khu vực khác. Quan trọng hơn nữa là những cơ sở hạ tầng mềm thiết yếu như các định chế điều tiết phải được thiết lập khi cho phép các động lực của thị trường vận hành trong hệ thống tài chính.

English:

From financial repression to financial liberalization

For a long period, developing countries used to intervene in the financial sector by imposing quantitative or qualitative restrictions on the activities of financial institutions and markets such as interest rate control and directed allocation of credit. This practice is called financial repression.

Based on theoretical and empirical analyses, some economists have concluded that financial repression leads to a low level of financial development. Strict control over interest rates coupled with inflation often result in negative deposit rates, decreasing the size of loanable funds. As loans are less available from the formal financial system, investors have to rely more on self-finance. At the same time, directed credit schemes accompanied by preferential interest rates often give rise to widespread misallocation of investment funds and low productivity of capital.

The solution to the above problems, as often suggested, is financial liberalization. As interest rate ceiling is removed, savings will increase and the efficiency of investment allocation in the financial market will also improve.

However, market failures occur in finance. An increase in real interest rate brought about by financial liberalization can produce the undesirable effects of adverse selection and moral hazard. First, the higher the level of interest rate, the higher the proportion of risky borrowers applying for loans. Second, any borrower will try to change the nature of their project to make it more risky. Thus, many governments pursuing hasty quick and complete liberalization have been met with waves of severe financial crises.

Economists have now tend to content that financial liberalization has to occur in sequences in tandem with reforms in other sectors, and more importantly critical soft infrastructures such as regulatory institutions have to be in place when market forces are allowed to work in the financial system.

(Đường dẫn tới các bài trước được đăng trong mục Tin bài khác bên dưới)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới