Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vấn đề cấp bách của ngành giáo dục

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vấn đề cấp bách của ngành giáo dục

Phạm Cường

(TBKTSG) – Khi tiến hành một kế hoạch lớn trong bất cứ lĩnh vực nào, muốn đạt được kết quả tốt thì bao giờ cũng phải có một chiến lược rõ ràng cho cả bộ máy thực hiện. Và đã gọi là chiến lược thì phải là văn bản có hệ thống được công bố cho toàn xã hội biết để góp ý và đồng thuận.

Cho đến nay, sau hơn 20 năm trăn trở, ngành giáo dục vẫn chưa hề công bố được chiến lược giáo dục trong đó có “triết lý giáo dục và mục tiêu của ngành trong hoàn cảnh mới” để làm kim chỉ nam dẫn đường cho một cuộc cải cách giáo dục “căn bản và toàn diện”. Đề án “Đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015” với con số chi phí khổng lồ đã không dựa vào một chiến lược nào được công bố. Ngay cả cấu trúc hệ thống giáo dục cho phù hợp với yêu cầu mới là gì cũng không được cơ quan có trách nhiệm giải trình.

Theo quan niệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề án có dựa vào các định hướng, nguyên tắc, quy trình, mục tiêu của chương trình, nội dung dạy học, định hướng về phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Thực ra tất cả những điều đó cũng chỉ là những ý niệm không có cơ sở (vì chưa vạch ra chiến lược) được trình bày ngắn gọn, để nội bộ những người có trách nhiệm hiểu riêng với nhau. Có thể nào một đề án trị giá 70.000 tỉ đồng được trình bày với 30 trang giấy lại thay thế được cho cả một chiến lược lớn cần có sự đồng thuận của cả xã hội?

Nếu nói việc thực hiện đề án “Đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015” là “quy trình ngược” hay “cái cày đi trước con trâu” thì cũng không có gì quá. Mặt khác, đề án nói trên đã được công bố trong khi việc tổng kết chương trình giáo khoa cũ và các vấn đề liên quan đến chi phí to lớn đã tiêu tốn cho nó vẫn chưa được thực hiện! Chưa làm điều này mà đã muốn thực hiện cái mới thì có phải là đang làm việc theo kiểu “ngẫu hứng” hay không?

Một đề án với chi phí to tát lại được tiến hành với một quy trình bất hợp lý như vậy chứng tỏ ngành giáo dục hiện không có được những lãnh đạo đủ năng lực. Tại sao Việt Nam không thiếu những nhà giáo dục tài ba và tâm huyết nhưng lại xảy ra sự thể như vậy?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới