Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Vườn ươm khoa học trẻ ứng dụng thực tế chưa cao

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Vườn ươm khoa học trẻ ứng dụng thực tế chưa cao

Thành Hoa

Vườn ươm khoa học trẻ ứng dụng thực tế chưa cao
 Hầu hết các đề tài đăng ký ở Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ chỉ ở mức tham khảo để xây dựng chương trình quản lý, sản xuất. 

(TBKTSG Online) – Sau 20 năm thực hiện, chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ (1996-2016) đã nhận được hàng nghìn hồ sơ đăng ký, trong đó vài trăm đề tài được xét duyệt và cấp kinh phí hàng chục tỉ đồng. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài của vườn ươm chỉ có giá trị tham khảo để xây dựng chương trình quản lý, sản xuất.

Tại hội nghị đánh giá 20 năm chương trình Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ được tổ chức hôm nay 12-8 do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ (thuộc Thành đoàn TPHCM) tổ chức cho thấy, qua 20 năm thực hiện chương trình đã nhận được 1.686 hồ sơ đăng ký của 1.765 tác giả là các giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ trẻ của các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu… trên địa bàn thành phố. Qua đó, chương trình đã tổ chức xét duyệt và cấp kinh phí cho 345 đề tài triển khai nghiên cứu với tổng kinh phí hơn 22 tỉ đồng. Tính đến nay, đã có 204 đề tài được nghiệm thu và chuyển giao kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên, ứng dụng của các đề tài này vào thực tế cũng chỉ ở mức tham khảo để xây dựng chương trình quản lý, sản xuất. Thạc sĩ Lê Nam, Đại học Bách Khoa TPHCM, người từng có đề tài tham gia Vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ, chia sẻ các đề tài nghiệm thu thông qua hội đồng gồm các giáo sư đầu ngành nên sản phẩm đầu ra đều có giá trị về mặt học thuật. Nhưng sau khi nghiệm thu thì hầu như các đề tài đó điều ít được phát triển tiếp, vì không đủ kinh phí và khó tìm ra các hướng ứng dụng thực tế.

Theo Hồ Quế Anh, nghiên cứu viên, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, nhiều sinh viên, cán bộ khoa học trẻ, không biết hoặc biết rất ít thông tin về chương trình vườn ươm nên ít tham gia. Nguồn kinh phí cấp cho các đề tài còn thấp, nhất là với các ngành công nghệ cao, thời gian thực hiện đề tài lại ngắn (chỉ 12 tháng) nên cũng hạn chế khả năng tham gia của nhiều người…

Chương trình vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ dành cho các đối tượng giảng viên, nghiên cứu viên dưới 35 tuổi; kinh phí từ 80 đến 95 triệu đồng/đề tài; thời gian thực hiện 12-24 tháng; với 13 chuyên ngành nghiên cứu như: công nghệ sinh học, vật liệu mới, quản lý đô thị, bảo  vệ môi trường và tài nguyên, giáo dục – đào tạo, thể dục thể thao, công nghiệp tự động hóa…

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới