Thứ năm, 23/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Walt Disney – 100 năm truyền cảm hứng sáng tạo đến khán giả

Niên Hồ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Walt Disney đã dành 100 năm để mê hoặc khán giả bằng những câu chuyện thần kỳ như Frozen, Nàng tiên cá nhỏ và Cô bé Lọ Lem. Câu chuyện thành công của hãng phim 100 tuổi đáng để các chiến lược gia phải nghiên cứu. Bởi vì xét cho cùng thì không phải công ty nào cũng làm được như vậy, theo chỉ số S&P 500, tuổi thọ trung bình của doanh nghiệp chỉ khoảng 16 năm.

Walt Disney tròn 100 tuổi nên khi nhìn lại lịch sử phát triển của công ty sẽ có rất những bài học và câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều người. Ảnh: Forbes.

Kiên trì để tìm sự thành công 

Fantasia là một tác phẩm mang tính cách mạng trong lĩnh vực hoạt hình và điện ảnh, dù lúc đầu khá thất bại. Vở nhạc kịch được phát hành vào năm 1940 trong sự chào đón của giới phê bình. Nhưng chi phí sản xuất cao, số lượng phân phối hạn chế ở châu Âu, và chương trình roadshow đắt đỏ gần như đã khiến Walt Disney phá sản.

Liệu Disney có từ bỏ Fantasia, với hệ thống âm thanh tiên phong của mình? Câu trả lời là không, hãng vẫn tiếp tục đặt cược vào Fantasia. Đúng là không ai nói trước được điều gì, sự kiên trì của Disney đã được đền đáp. Fantasia đã được sửa đổi và phát hành rất nhiều lần. Nếu tính giá trị của tác phẩm và điều chỉnh theo lạm phát, tác phẩm đã trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ 23 mọi thời đại. Fantasia là một bộ phim hoạt hình ca nhạc tuyển tập của Mỹ năm 1940 do Walt Disney Productions sản xuất và phát hành.

Tương tự như trường hợp của Fantasia, Disney cũng gặp khó khăn ban đầu với công viên giải trí Euro Disney (sau này đổi tên thành Disneyland Paris). Khi mới thành lập, công viên gặp rất nhiều khó khăn về xung đột văn hoá, khủng hoảng tài chính và sai lầm trong marketing. Nhưng giờ đây, Disneyland Paris đã trở thành một trong những hệ thống giải trí được nhiều khách đến tham quan nhất ở Pháp, và là một trong những công viên nổi tiếng nhất châu Âu.

Trong chiều dài phát triển của Disney, giới quan sát thấy rằng, tập đoàn này luôn sẵn sàng "chi đậm" cho những dự án lớn. Thực tế cho thấy, Disney đã thành công vang dội và nhanh chóng như trường hợp mua lại Marvel Studios. Nhưng vẫn có số thương vụ thất bại, ví dụ như câu chuyện “đáng quên” về việc thâm nhập vào thị trường online và mua lại infoseek.com, một công cụ tìm kiếm trên internet như Bing, Google hiện nay.

Nhượng quyền và kể lại câu chuyện theo một cách khác

Tron giai đoạn 1984-2005, thời điểm Michael Dammann Eisner làm chủ tịch và CEO điều hành Disney các tác phẩm của hãng này càng ngày càng dần mất đi tính sáng tạo. Giai đoạn này, phim Disney có chiều hướng thụt lùi so với các hãng phim khác. Đơn cử như năm 2003, phim Lilo và Stitch đã gây ấn tượng với các nhà phê bình, nhưng lại khiến khán giả rất thất vọng, trước đó bộ phim cũng có kết quả tương tự là phim Khủng long.

Sau khi Michael Eisner kết thúc "kỷ nguyên" của mình, một Ban lãnh đạo mới được thay thế, việc làm tiếp theo là Disney mua lại Pixar năm 2006. Từ đây Disney bắt đầu ăn nên làm ra, theo giới chuyên gia nhận xét, việc mua lại Pixar là một cú lội ngược dòng của hãy này, vì với những bộ phim được Pixar sản xuất đã mang về doanh thu lớn cho Disney. Nếu không có Pixar, chắc chắn sẽ không có tác phẩm kinh điển Frozen mà hầu hết trẻ em trên thế giới đều biết.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, giá trị lớn hơn mà Disney thu được chính nhiều nhất và quyết định đến thành bại của hãng là những tài năng làm việc cho Pixar, đặc biệt là John Lasseter, nguồn động lực sáng tạo của công ty. John Lasseter là một đạo diễn, họa sĩ hoạt hình, biên kịch, nhà sản xuất, hiện đang giữ vai trò giám đốc sáng tạo cho Pixar Animation Studios, Walt Disney Animation Studios và DisneyToon Studios. Ông cũng là cố vấn sáng tạo cho Walt Disney Imagineering.

Thành công nữa của Disney tận dụng triệt để nhượng quyền thương mại. Cụ thể, ngay từ ngày phát hành phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn - bộ phim hoạt hình dài tập đầu tiên trên thế giới, thì cùng với đó, Disney tìm cách bảo vệ bản quyền hình ảnh nhân vậy. Vì thế, hãng đã tham gia sâu sát vào các hoạt động sản xuất tiếp thị đồ chơi nhằm khai thác triệt để bản quyền về các nhân vật hoạt hình mà mình tạo ra.

Hiện tại, giống như nhiều công ty thành công khác, Disney đang trên con đường đa dạng hoá sản phẩm của mình với những cái tên như Chuột Mickey, The Avengers, Elsa….Tuy nhiên, không phải nhân vật nào cũng được nhượng quyền mà ban lãnh đạo Disney sẽ cân nhắc nhân vật nào được nhượng quyền thương mại và nhân vật nào thì không.

Một chiến lược khác cũng mang lại thành công cho Disney là kể lại câu chuyện theo một cách khác. Trong những năm gần đây, hầu hết các phim ăn khách đều là tác phẩm “làm lại”, hoặc khai thác một khía cạnh trong loạt phim trước đó.

Trong kỷ nguyên công nghệ, lãnh đạo Disney đã nhanh nhạy chuyển đổi cho phù hợp bằng việc ra mắt thêm thương hiệu Disney Plus vào năm 2019. Disney plus là một dịch vụ video theo yêu cầu của Mỹ được sở hữu và điều hành bởi bộ phận Walt Disney. Dịch vụ này được ra mắt tại Canada, Mỹ và Hà Lan vào tháng 11- 2019 và được mở rộng sang Úc, New Zealand và Puerto Rico một tuần sau đó.

Có thể thấy, Disney đã tận dụng nguồn lực của mình rất hiệu quả nhằm mở rộng đế chế Disney từ truyền hình, phim ảnh, công viên giải trí đến mạng Internet.

Vì thế, trong bài viết “100 năm phép thuật của Disney - 3 bài học cho các nhà chiến lược”, Christian Stadler, giáo sư quản lý chiến lược tại Trường Kinh doanh Warwick, Mỹ nhận xét rằng, sau 100 năm lịch sử, Disney đã tạo dựng được một vị trí “độc tôn” trong ngành công nghiệp điện ảnh. Đó là nhờ những chiến lược táo bạo, tận dụng nguồn lực về sức mạnh tiếp thị và mạng lưới phân phối rộng khắp.

Theo Forbes

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới