Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

WB, IMF: Muốn đổi mới thành công, VN cần chuyển hướng mạnh mẽ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

WB, IMF: Muốn đổi mới thành công, VN cần chuyển hướng mạnh mẽ

Tư Hoàng

WB, IMF: Muốn đổi mới thành công, VN cần chuyển hướng mạnh mẽ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại về cải cách cơ cấu kinh tế với các đối tác phát triển. Ảnh Chinhphu.vn

(TBKTSG Online) – Tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2014 – phiên đối thoại thường kỳ hàng năm với Chính phủ – các nhà tài trợ quốc tế khuyến nghị Chính phủ cần chuyển hướng mạnh mẽ thì mới có đổi mới thành công, trong khi đi chậm cũng có rủi ro.

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa nói: “Việt Nam nêu rõ thực hiện cải cách thể chế là chuyển dịch sang kinh tế thị trường. Việt Nam đã chọn cách đi thận trọng và chậm hơn các nền kinh tế kế hoạch trước đây. Tuy phương án tiến nhanh một cách vội vã và đôi khi cân nhắc chưa đủ kín kẽ có rủi ro của nó, nhưng nếu đi chậm cũng có rủi ro riêng, nhất là nguy cơ tạo ra những nhóm lơi ích cản trở Đổi mới”.

“Các nhà lãnh đạo Việt Nam cần xem lại vai trò của kinh tế nhà nước. Việt Nam đã dựa vào doanh nghiệp nhà nước (DNNN) để quản lý kinh tế vĩ mô, và dành cho DNNN vai trò dẫn đường trong quá trình công nghiệp hóa. Có nhiều bằng chứng cho thấy cách tiếp cận này không mang lại hiệu quả”, bà Victoria Kwakwa nói đồng thời bổ sung thêm rằng công tác chuẩn bị kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020 và văn kiện Đại hội Đảng 2016 nên tập trung các cuộc tranh luận vào vấn đề này. Cần một sự chuyển hướng mạnh mẽ thì mới có đổi mới thành công lần này.

Đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra nói thêm: “Cải cách cơ cấu phải được tăng tốc mạnh. Cải cách chậm làm suy yếu lòng tin, làm cho nợ công tăng cao, kéo dài sự trì trệ về năng suất của nhiều năm qua, và kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức không đủ để tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng.”

Ông cho rằng thiếu những cải cách cơ cấu vĩ mô quan trọng, tăng trưởng sẽ bị kìm hãm bởi năng suất thấp, phân bổ sai nguồn lực, các bảng cân đối yếu của các ngân hàng và các doanh nghiệp, cùng với hoạt động kém hiệu quả của khu vực công và tư nhân.

Ông Sanjay nhận xét, cải cách khu vực ngân hàng vẫn phải là ưu tiên hàng đầu; và xử lý các yếu điểm liên quan đến chất lượng tài sản, nợ xấu, trích lập dự phòng và tăng vốn là quan trọng để tạo ra môi trường trong đó các ngân hàng làm trung gian chuyển tiết kiệm của quốc gia cho đầu tư sản xuất.

Bà Kwakwa nói thêm: “Cần một kế hoạch rõ ràng về giải quyết nợ xấu… Nếu không có giải pháp đáng tin cậy thì các ngân hàng sẽ ngần ngại khi cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ”.

Về doanh nghiệp nhà nước, ông Sanjay nhận thấy Việt Nam cần công khai điều kiện tài chính chân thực của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, và cả các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.

Bà Kwakwa bổ sung: “Cải cách DNNN cần theo hướng giảm tập trung vào con số doanh nghiệp được cổ phần hóa, và thay vào đó cần chú ý đến chất lượng cổ phần hóa”. Bà cho rằng, cần nâng tỉ lệ sở hữu tư nhân trong DNNN để tăng mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư, và tăng cường cải trị doanh nghiệp.

“Chính phủ cần nâng cao minh bạch thông qua công khai thông tin thường kỳ với độ tin cậy cao, chấm dứt ưu đãi vốn và đất đai, và nên áp ngân sách cứng lên DNNN”, bà nói.

Theo IMF, tăng trưởng chậm đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với thâm hụt ngân sách làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên. Mức thâm hụt ngân sách cao hơn và việc dùng ngân sách thanh toán những khoản nợ dự phòng, nợ công, và nợ do chính phủ bảo lãnh tính theo phần trăm GDP đã tăng mạnh trong những năm gần đây.

Theo ông Sanjay, Chính phủ cần củng cố tài khóa. Về thu, Chính phủ cần mở rộng cơ sở thuế, yêu cầu các DNNN có lãi phải trả cổ tức, và thắt chặt quản lý.

IMF nhận định rằng, kinh tế đang phục hồi chậm, song tăng trưởng được hỗ trợ phần lớn bởi khu vực xuất khẩu và khu vực doanh nghiệp FDI.

Đọc thêm:

– Thủ tướng: "Hoàn thiện NN pháp quyền, đảm bảo tự do dân chủ"

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới