Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

WWF: Người dân quan tâm nhiều hơn đến biến đổi khí hậu

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

WWF: Người dân quan tâm nhiều hơn đến biến đổi khí hậu

Phi Tuấn

Nhóm các bạn trẻ đoạt giải trong cuộc thi video về Giờ Trái đất. Ảnh: Phi Tuấn

(TBKTSG Online) – Người dân và doanh nghiệp đã thực sự nâng cao được nhận thức về mối liên hệ giữa sử dụng năng lượng và biến đổi khí hậu, cũng như quan tâm hơn về môi trường, là tuyên bố mà Ban tổ chức chiến dịch Giờ Trái đất đưa ra tại buổi tổng kết hôm 6-5 tại TPHCM.

Bà Julian Becker, Trưởng phòng truyền thông của Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam, đơn vị tổ chức Giờ Trái đất, cho biết chiến dịch đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức nhà nước của Việt Nam. Cụ thể, năm nay, việc tắt điện trong một giờ đã tiết kiệm được khoảng 500.000 kWh điện, tương đương 450 triệu đồng.

Điều đáng nói hơn là số lượng người quan tâm đã tăng vọt, với hơn 5.000 cá nhân và doanh nghiệp trên 20 tỉnh thành cả nước đăng ký tham gia và cam kết tắt đèn, 4.000 tình nguyện viên tuyên truyền cho hoạt động, hơn 5 triệu lượt người truy vập vào trang web Giờ Trái đất Việt Nam, gần 2.000 người tham dự sự kiện chính thức tại TPHCM bất chấp mưa to.

Bên cạnh đó, các hoạt động cổ động được hơn 4.000 tình nguyện viên trên cả nước tổ chức với các hình thức đạp xe vì môi trường, các cuộc thi kiến thức, thi vẽ tranh, làm phim, chụp ảnh… nhằm đóng góp giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu.

Tại lễ tổng kết, ban tổ chức đã trao các giải thưởng cho các cá nhân đoạt giải cuộc thi ảnh Giờ Trái đất, video, vẽ tranh, làm đèn lồng, thiết kế áo phông…

Giờ Trái đất là một sự kiện do Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên tổ chức từ năm 2007 vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm nhằm kêu gọi người dân có ý thức tiết kiệm điện. Ở Việt Nam, Giờ Trái đất được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2009, ở 6 tỉnh thành, và năm nay thu hút được 20 tỉnh thành tham gia.

Hiện nay, WWF đang hỗ trợ xây dựng một văn bản thỏa thuận đầu tiên tại châu Á về “Thích ứng biến đổi khí hậu vùng”, với việc đưa ra một khung cơ chế pháp lý trong hợp tác và phối hợp trong khu vực về biến đổi khí hậu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới