Thứ ba, 28/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Xu hướng số hóa mạnh mẽ trong ngành tài chính tiêu dùng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tính đến ngày 31-5-2022 thị trường cho vay tài chính cá nhân đạt ngưỡng 2.260 ngàn tỉ đồng, chiếm khoảng 20% cơ cấu tín dụng của toàn thị trường. Trong đó, thị phần cho vay của các công ty tài chính đối với khoản vay tiêu dùng tín chấp chiếm khoảng 7,5% cơ cấu cho vay tiêu dùng, đạt mức khoảng 170 ngàn tỉ đồng (tăng khoảng 15% so với cuối năm 2021 với 148 ngàn tỉ đồng).

Đối với quy mô dân số Việt Nam hiện tại, theo ước tính có khoảng 78,7 triệu dân có thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng, đây chính là nhóm khách hàng tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng và các Fincos hiện mới đang chỉ khai thác được khoảng 19% số lượng khách hàng tiềm năng này.

Ngoài ra, con người sẽ ngày càng có mong muốn cao hơn về tính thuận tiện và tốc độ ở các các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các nhu cầu tín dụng cần được tiếp nhận và xử lý một cách đơn giản và nhanh chóng nhất, để đảm bảo đồng bộ với thói quen tiêu dùng phát sinh của khách hàng.

Đứng trước dư địa thị trường lớn và nhu cầu khổng lồ về các sản phẩm cho vay nhanh, một áp lực đặt ra cho ngành tài chính tiêu dùng là quá trình số hóa. Số hóa sẽ là chìa khóa để giúp ngành tài chính tiêu dùng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Và cũng chỉ có số hóa mới có thể tạo ra và vận hành được hệ thống các sản phẩm đa dạng, để phục vụ tại cùng một thời điểm được cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

Theo dữ liệu khảo sát được thực hiện bởi một Công ty Top 3 của thị trường (thị phần 10,8%) -  Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit), 42% khách hàng được hỏi có nhu cầu về các khoản vay nhỏ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu tức thời nảy sinh. Cùng với đó, 66% số lượng khách hàng được hỏi sẽ lựa chọn việc tìm kiếm các giải pháp tài chính thông qua các kênh Digital, đặc biệt là kênh mobile.

Các sản phẩm cho vay nhanh, hạn mức nhỏ cung ứng trên nền tảng số đang là những yêu cầu mới của những người Việt trẻ.

Ý thức cao độ về xu hướng tất yếu của ngành, chính Công ty này đã khẳng định Công ty trong 2 năm vừa qua đã liên tục nâng cấp hệ thống vận hành hiện có (Core Banking T24), đồng thời không ngừng triển khai các ứng dụng, công nghệ mới (hệ thống Data Lake trên Cloud, AWS Cloud, AI bots, MFA, Digital workplace, ...), đẩy mạnh số hóa các quy trình hoạt động, tăng hiệu suất làm việc cao hơn nữa. Cụ thể như:

  • Với hệ thống Call bots – Mcredit đang triển khai, các kịch bản tương tác khách hàng được thực hiện tự động. Hơn 130.000 nghìn hợp đồng đã được Call bots tiếp cận và kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ cao khách hàng hài lòng và đánh giá trải nghiệm với Call bots khá tương đồng với người thật.
  • Công nghệ xác thực đa nhân tố MFA mà Mcredit chính thức được triển khai trên toàn hệ thống Công ty đã giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, cùng với đó phục vụ truy vết và điều tra gian lận được tốt hơn.
  • Hệ thống văn phòng ảo Digital Office sau 6 tháng triển khai đã đóng góp vào việc số hóa và tự động các quy trình nội bộ của công ty. 94 quy trình nội bộ đã được số hóa trên hệ thống văn phòng ảo này.

Và theo số liệu công bố của Công ty này, kết quả đạt được từ quá trình triển khai số hóa và tự động hóa tại Mcredit trên tương đối ấn tượng, 27% chi phí thẩm định được tiết kiệm, chi phí vận hành liên quan đến giấy tờ và thủ tục khoản vay giảm 40% và 15% số lượng các quy trình vận hành nội bộ được tự động hóa hoàn toàn.

Công ty Mcredit hiện đã hoàn tất và đang tung ra sản phẩm cho vay nhanh, tự động hóa full luồng đối với các khách hàng tiếp cận trên kênh Digital. Sản phẩm được xây dựng cho các khách hàng chỉ cần có chứng minh thư nhân dân điện tử, hạn mức phê duyệt tới 15 triệu đồng và toàn bộ quy trình từ lúc khách hàng submit đến khi giải ngân chỉ mất 6 phút.

Với định vị quan trọng trong chiến lược 5 năm sắp tới của MB, Mcredit tự tin sẽ là đơn vị tiên phong cùng MB trong việc cung cấp các giải pháp và nền tảng số tới hàng triệu khách hàng Việt Nam, khẳng định mình sẽ là điểm chạm quan trọng trong hành trình số của Khách hàng với MB Group.

Tính đến hết 30-6-2022, tổng tài sản của công ty 23.800 tỉ đồng, tăng 26% so với thời điểm cuối năm 2021. Tổng doanh số giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2022 của Mcredit đạt khoảng 11,6 ngàn tỉ đồng, tăng tới 97% so với cùng kỳ,Quy mô khách hàng đạt gần 2 triệu khách hàng, tăng gần như gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2020, Do tiết giảm chi phí và ứng dụng số hóa trong kinh doanh, cũng như quản lý, vận hành, trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của Mcredit đã đạt con số ấn tượng với 600 tỷ đồng - gần bằng lợi nhuận cả năm 2021.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới