Thứ năm, 23/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Yêu cầu sớm định giá ngân hàng kiểm soát đặc biệt để tái cơ cấu

Bình Nguyên

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm hoàn thiện việc xác định giá trị các ngân hàng kiểm soát đặc biệt để trình cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại theo quy định.

Theo Chinhphu.vn đưa tin, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo đôn đốc các cơ quan Bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trong đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu NHNN nhanh chóng hoàn thiện việc xác định giá trị các ngân hàng kiểm soát đặc biệt để trình cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại theo quy định.

Thủ tướng yêu cầu NHNN nhanh chóng hoàn thiện việc xác định giá trị các ngân hàng kiểm soát đặc biệt để trình cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu. Ảnh minh họa: Lê Vũ

Trước đó, Chỉ thị số 27 của Bộ Chính trị ban hành vào cuối năm 2023 đặt ra yêu cầu phải giải quyết dứt điểm những tồn tại kéo dài ở các ngân hàng yếu kém. Đây là cơ sở để kỳ vọng tiến độ tái cơ cấu ngân hàng yếu kém sẽ có những bước đột phá quan trọng trong năm 2024 này.

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024, NHNN cho biết việc định giá các ngân hàng chuyển giao bắt buộc dù chưa có tiền lệ nhưng đến nay về cơ bản đã hoàn thành, tạo cơ sở cho việc hoàn tất phương án chuyển giao trong thời gian tới. Thông tin này càng củng cố thêm kỳ vọng việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém sẽ có kết quả cụ thể hơn trong năm nay.

Hiện tại, 5 ngân hàng yếu kém và thuộc diện kiểm soát đặc biệt gồm DongABank, CBBank, Oceanbank, GPBank, SCB. Cuối năm ngoái, NHNN từng cho biết nguyên nhân khiến quá trình cơ cấu lại, xây dựng phương án chuyển giao với các tổ chức tín dụng kéo dài do việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) khó khăn.

Các nhà băng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.

Bên cạnh yêu cầu kể trên, Thủ tướng cũng giao NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ có trọng tâm, trọng điểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

NHNN từng cho biết nguyên nhân khiến quá trình cơ cấu lại, xây dựng phương án chuyển giao với các tổ chức tín dụng kéo dài do việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) khó khăn.

Các nhà băng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.

Bên cạnh yêu cầu kể trên, Thủ tướng cũng giao NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ có trọng tâm, trọng điểm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Cùng với đó, NHNN cần thực hiện việc điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, hạ lãi suất cho vay, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

“Tiếp tục thực hiện các giải pháp để triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ và gói tín dụng 15.000 tỉ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản”, Thủ tướng chỉ đạo thêm.

Ngoài các chính sách tiền tệ, tại chỉ thị này Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2024. Trong đó, yêu cầu quản lý chặt chẽ các nguồn thu, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, các khoản chi không thật sự cấp bách; đề xuất phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023 theo đúng quy định.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý nhanh chóng các vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi, báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện trước ngày 30-6.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới