Thứ tư, 18/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Số 51-2024: Thế lưỡng nan trọng yếu trong quản trị nhà nước

KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Hai thách thức hay thế lưỡng nan trọng yếu mang tính tổng thể cần giải quyết hiện nay chính là: mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung, và giữa tăng trưởng ngắn hạn và phát triển dài hạn. Những thế lưỡng nan này không chỉ đặt ra câu hỏi về chính sách, mà còn thách thức tầm nhìn và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo trong việc đưa đất nước vượt qua ngưỡng phát triển hiện tại để tiến tới bền vững.

Cần hỗ trợ hàng Việt lên sàn thương mại điện tử (mục Ý kiến): Đã đến lúc chúng ta cần có những chính sách quyết liệt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bán hàng trực tiếp ra nước ngoài thông qua con đường thương mại điện tử. Đây cũng là xu hướng không thể khác được, vì cũng nhờ các sàn thương mại điện tử quốc tế như Amazon mà doanh nghiệp trong nước có thể đưa hàng đi khắp thế giới đến tận tay người tiêu dùng.

Tạm hoãn xuất cảnh nên là biện pháp sau cùng (An Nhiên): Mặc dù biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế đã chứng tỏ hiệu quả nhất định trong việc thu hồi nợ thuế song có lẽ chỉ nên xem đây là giải pháp sau cùng, khi cơ quan thuế đã sử dụng nhiều biện pháp khác mà không thu được nợ thuế.

Thấy gì qua cán cân thanh toán quốc tế quí 3-2024? (Tuệ Nhiên): Tình hình cán cân thanh toán tổng thể có chuyển biến tích cực hơn, với mức độ thâm hụt đã thu hẹp trong quí 3 vừa qua, nhưng vẫn còn đó một số điểm tiêu cực đáng chú ý và cần sớm có giải pháp hiệu quả để cải thiện.

Kỷ nguyên vươn mình và cải cách hành chính ở Việt Nam (Lương Tuấn Anh): Lịch sử cho thấy không một quốc gia nào có thể thành công mà không dựa chủ yếu vào nội lực của mình. Vậy hiện nay nội lực của chúng ta đến từ đâu? Theo tôi, đó là từ vấn đề cải cách hành chính…

Thế lưỡng nan trọng yếu trong quản trị nhà nước (Lê Vĩnh Triển): Chỉ khi lợi ích cá nhân được kiểm soát, chất lượng quản trị được nâng cao, thông qua văn hóa, giáo dục, sự đầu tư phát triển được gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu dài hạn, Việt Nam mới có thể hướng tới một tương lai thịnh vượng và công bằng.

Phát triển FTZ và những ngành hưởng lợi (Triêu Duơng): Các khu thương mại tự do có thể đóng vai trò trung tâm kết nối thương mại, bằng cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao dịch xuyên biên giới và tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế. Liệu những lĩnh vực nào khác có thể hưởng lợi từ mô hình này?

PGS.TS. Bùi Quang Bình: Tư duy “mở” về khu thương mại tự do Đà Nẵng (Hoàng Hạnh): “Đà Nẵng phát triển FTZ sau, có thể học hỏi, rút kinh nghiệm, lựa chọn mô hình phát triển phù hợp nhất theo điều kiện thực tế của thành phố”, PGS.TS. Bùi Quang Bình, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Khu thương mại tự do Đà Nẵng sẽ như thế nào? (Khánh Nguyên): Đà Nẵng dự báo FTZ Đà Nẵng có thể đóng góp 8-9% vào GRDP của địa phương, thu hút 41.000 lao động tới năm 2030 và đóng góp 25% vào GRDP, thu hút 137.000 lao động tới  năm 2050.

VN-Index “rập rình” trở lại quanh vùng 1.260 điểm! (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch từ ngày 9 đến 13-12-2024 với diễn biến điều chỉnh “rung lắc” biên độ nhỏ quanh mốc 1.270 điểm. Nhìn chung, thị trường chưa có đà để tiến lên các vùng điểm cao hơn.  

Viettel Post tìm hướng tăng trưởng mới (Bình An): Cổ phiếu VTP đã có một đợt tăng giá mạnh kể từ đầu tháng 10-2024 nhờ những tin tức khả quan về việc phát triển mảng kinh doanh mới thời gian gần đây.

Nhìn lại chiến lược đầu tư của các quỹ trong năm 2024 (Lê Hoài Ân): Bằng cách thay đổi phân bổ danh mục và tập trung vào các ngành có triển vọng như công nghệ, ngân hàng và bán lẻ, các quỹ đã thành công trong việc tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Đây là bài học quý giá cho nhà đầu tư trong năm 2025.

Đại lý thanh toán - lựa chọn nào cho các ngân hàng? (Thụy Lê): Với nguồn vốn điều lệ vẫn còn có những giới hạn nhất định, việc mở rộng mạng lưới nhanh không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là khi các ngân hàng vẫn ưa chuộng tập trung tại các đô thị vì kỳ vọng hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. Do đó, mô hình đại lý thanh toán là lựa chọn tối ưu dành cho các ngân hàng để tăng cường sự hiện diện nhiều hơn tại khu vực nông thôn.

Mô hình D2C: xu hướng toàn cầu và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam (Trịnh Cẩm Phong): Tại Việt Nam, với nền kinh tế đang phát triển và nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, mô hình D2C không chỉ đơn thuần là một xu hướng mà thực sự là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng và khai thác sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.

Trung Quốc trở thành thị trường tín chỉ carbon lớn nhất toàn cầu như thế nào? (Bùi Huy Bình): ETS của Trung Quốc mang những đặc thù riêng so với các hệ thống tương tự như ETS của Liên minh châu Âu (EU ETS). Hành trình phát triển ETS của Trung Quốc không chỉ đem lại bài học quý giá mà còn mở ra cơ hội cho Việt Nam trong việc tham gia và phát triển các cơ chế tương tự.

Cương tỏa việc ngân hàng ép khách vay phải mua bảo hiểm (Phạm Hoài Huấn): Sau khi những mối liên kết đáng xấu hổ giữa ngân hàng và bảo hiểm bị phanh phui năm 2023, hàng loạt ngân hàng công bố thay đổi chiến lược đối với việc bán bảo hiểm. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, hoạt động bán bảo hiểm với tư cách là một món bán kèm trong chiến lược bán “bia kèm lạc” tại các ngân hàng đang có dấu hiệu quay trở lại với các chiêu thức tinh vi hơn.

Luật hóa tài sản số: Việt Nam đang chuẩn bị gì? (Nguyễn Thị Kim Thanh - Trần Quốc Thái): Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đang trong quá trình lấy ý kiến, hoàn chỉnh để sớm trình Quốc hội thông qua. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được xây dựng bám sát hai nhóm chính sách: hoạt động công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ số.

Hết thời tìm kiếm theo kiểu cũ (Nguyễn Vũ): Trong thế giới Internet, cái khác biệt lớn nhất trong năm 2024 này là cách tìm kiếm thông tin đã khác trước. Liệu cái khác biệt này sẽ đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho Internet, đồng thời hủy diệt nhiều trang web trong thời gian tới?

Canh tác bền vững: Sự khác biệt đến từ những thay đổi nhỏ (Nguyệt Minh): Nhờ áp dụng các phương pháp bền vững và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, người nông dân đang chứng kiến những thay đổi lớn trên cánh đồng và trong chính cuộc sống của họ.

Tết - mùa của các “gánh hàng rong” online (Phan Thị Hương Giang): Việc lên online mua hàng tiêu dùng, đặc biệt là quà, thực phẩm cho mùa Tết đoàn viên, tiện thì có tiện nhưng bất tiện còn nhiều hơn. Áp lực “phải giải quyết như thế nào đối với việc quản lý chất lượng hàng online” thật sự rất lớn.

Muôn chuyện khó lường khi tiến vào thị trường Bắc Mỹ (Ricky Hồ): Khi bước vào thị trường mênh mông Bắc Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam phải tính đến chuyện rủi ro khi không kịp đăng ký nhãn hiệu, tìm kiếm thị trường ngách thích hợp và lập kế hoạch dự phòng vì điều kiện kinh doanh liên tục thay đổi như hiện nay.

Hoàn thành nghĩa vụ thuế cũng là cách làm thương hiệu… (Song Hảo): Việc tuân thủ các quy định về thuế có thể là cách xây dựng thương hiệu hữu hiệu mà nhiều doanh nghiệp Việt đã đạt được, nhưng ít ai để ý…

Để việc hoàn thuế GTGT được thuận lợi (Nguyễn Nhật Dương): Có thể nói, việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, bởi lẽ đối với những doanh nghiệp quy mô lớn, số tiền thuế được hoàn có thể chiếm một tỷ trọng lớn trong dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những câu chuyện về việc doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoàn thuế GTGT vẫn xuất hiện nhiều trên thực tế.

Xin lỗi là cần, nhưng phải sửa lỗi mới đủ (Mục Đồng): Có một chi tiết mới được nêu ra trong các kết luận thanh tra gần đây đối với các cơ quan chính quyền, đó là vi phạm “không xin lỗi người dân”. Điều này là tín hiệu tốt cho thấy yêu cầu cơ quan công quyền phải sòng phẳng trong ứng xử với người dân. Tuy nhiên, điều người dân kỳ vọng không dừng lại ở lời xin lỗi mà là những biện pháp sửa lỗi tận gốc.

Đầu tư tiền mã hóa: Chiến với chính mình (Phạm Cường): Đầu tư tiền mã hóa, với những đặc tính riêng biệt, việc kiểm soát bản thân, vượt lên lòng tham của chính mình - một nhà đầu tư - càng quan trọng.

Những thần tượng một thời (Nguyễn An Nam): Tháng 12, ngoài việc tổng kết các thành tựu, bình chọn những hiện tượng nổi cộm trong các lĩnh vực của một năm qua, thì báo chí thường có một sự “nhìn lại” mà người viết bài này lưu tâm: những thần tượng của một thời đã ra đi trong năm.

Tết những nhánh cỏ ngọt thành bím (Đoàn Tuấn Anh): Braiding Sweetgrass, tựa sách bằng tiếng Việt là Tết cỏ ngọt - tết các nhánh cỏ ngọt thành bím, được cho ra mắt lần đầu tại Mỹ vào năm 2013 bởi Nhà xuất bản phi lợi nhuận Milkweed Editions. Tác giả Robin Wall Kimmerer khi ấy hẳn không thể đoán trước tác phẩm của mình sẽ tạo được sức ảnh hưởng lớn như thế nào.

Bên chút hoang dã còn sót lại! (Huỳnh Văn Mỹ): Phần thiên nhiên hoang dã - cái gốc rễ, cái móng nền đáng quý đặt bên sự phát triển - hiện đại hóa tốc độ cao của thành phố hôm nay chỉ là con số quá nhỏ nhoi, bé bỏng. Và liệu rồi cái con số bé con này sẽ còn tồn tại được bao lâu nữa trước sự thắng thế thường thấy của những lợi ích vật chất của con người?

Canada và Mexico trước áp lực thuế quan từ Mỹ (Lạc Diệp: Những lời đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang gây sức ép lớn lên các nền kinh tế Canada và Mexico, buộc chính phủ các nước này phải vội vã tìm kiếm giải pháp ứng phó.

Thấy gì từ nội các siêu giàu của ông Donald Trump? (Ngân Diệp): Một loạt tỉ phú và triệu phú danh tiếng đã được bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt trong chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Những lựa chọn nhân sự này sẽ có tác động như thế nào?

Làn sóng FDI giúp Trung Quốc thúc đẩy kinh tế và né thuế quan (Ngân Diệp): Trong bối cảnh kinh tế giảm tốc và căng thẳng thương mại với phương Tây ngày càng gia tăng, Trung Quốc đang ứng phó bằng cách đầu tư hàng tỉ đô la vào các nhà máy ở nước ngoài, đặc biệt là trong các ngành liên quan đến chuyển đổi năng lượng.

Mời bạn đọc đón xem!

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới