Chủ Nhật, 24/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Chiến tranh thương mại: Lo gì mà lo!

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Chiến tranh thương mại: Lo gì mà lo!

Nguyễn Quang Bình

(TBKTSG Online) - Nếu như báo chí và truyền thông là người viết, cung cấp và truyền tin, thì các nhà lãnh đạo các tổ chức quốc tế và của các quốc gia được cho là người sản sinh ra các nguồn tin, tạo tin (news makers).

Chiến tranh thương mại: Lo gì mà lo!
Người dân theo dõi truyền hình đưa tin về Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tại nhà ga Seoul ngày 25/5. (Nguồn: AFP/ TTXVN)

Trên sàn chứng khoán và giao dịch hàng hóa thương phẩm (commodities exchanges), thường cũng có một số người hay đơn vị được chọn đóng vai trò market makers, tức là người tạo lập thị trường, hay nói chính xác market maker là người làm giá cho một thị trường, để kích hoạt các giao dịch của một hay nhiều phiên giao dịch khi cần thiết.

Tổng thống đương nhiệm của Mỹ Donald Trump là người có được cả hai thứ đó và ông được cho là người sử dụng thuần thục cả hai vị trí nêu trên, tức vừa là news maker vừa là market maker.

Trước khi bước vào Nhà Trắng để trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, ông đã từng là một ngôi sao truyền hình thực tế (a reality TV star), một tác giả có sách bán chạy nhất (bestselling author) và rồi đại gia bất động sản (real estate titan), tức trước khi làm tổng thống Mỹ, một news maker quyền lực bậc nhất thế giới, D. Trump đã trải qua vai “reality” market maker, là người làm giá thị trường “thực tế”, và news maker có sẵn trong máu mình.

Thế mà, một thị trường tài chính thường sống nhờ và sống với tin đồn và dữ kiện, hiện thực (rumors and facts) nên trên thương trường hay có câu “bán theo tin đồn, mua theo dữ kiện” (sell the rumors, buy the facts) là thế.

Thật vậy, từ khi chấp chánh đến nay, cách điều hành kinh tế của Tổng thống Trump được nhiều người cho là bất nhất, lúc nhặt lúc khoan, thực ra đó chính là do ông sử dụng hai yếu tố đó một cách quá tài tình và nhuần nhuyễn: đã là rumors thì có chi để chắc chắn, nhưng khi facts xảy ra nhãn tiền rồi, bấy giờ thị trường và thiên hạ vỡ lẽ rumors được sử dụng làm market making thật hay là giả.

Nếu theo dõi kỹ cách điều hành ngoại giao và kinh tế, rất nhiều người có cảm giác chính sách của D. Trump không mấy mạch lạc. Vì sao? Người ta khó thấy được cái toàn cục, thay vào đó chỉ có thể thấy cứ mỗi việc là một cách giải quyết khác, mà ông ta thường gọi là “a deal”, một thương vụ, một vụ việc, miễn làm sao để nước Mỹ có “a better deal”, được tốt hơn, trội hơn đối tác, có lời hơn...

Đó cũng chính là gốc gác của cái chính sách bảo hộ kinh tế (protectionism) mà theo ông để một nước Mỹ đại cường trở lại (a greater America again) khi vận động tranh cử.

Như vậy, giới quan sát thị trường xem “sợi chỉ đỏ” (hay có thể gọi là “chiến lược” strategy) trong chính sách kinh tế của D. Trump là đưa Mỹ về lại vị thế greater America, còn tùy từng trường hợp cụ thế mà có chiến thuật và kỹ thuật (tactical and technical) riêng, từng deal miễn sao cho deal ấy phải thực sự trở thành better deal có lợi cho nước ông đang lãnh đạo.

Một “deal” ồn ào nhất là với Trung quốc (TQ) khi trong tháng 3-2018 D. Trump ký chỉ thị về việc áp thuế (tariffs) nhập khẩu 25% đối với thép và 10% đối với nhôm, mà TQ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất. Thế giới nhốn nháo, đến nỗi bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (International Monetary Funds) sợ quyết định này sẽ làm dấy lên một cuộc chiến tranh thương mại (trade war) mà trong đó ,theo bà, chẳng có ai thắng (unwinnable).

Lo ngại đối đầu căng thẳng giữa các siêu cường về các rào cản và thuế đánh trên thép và nhôm chưa dịu, cuối tháng 3-2018 lấy cớ TQ ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ (intellectual property) của các công ty Mỹ, Tổng thống Trump ký ngay một biên bản ghi nhớ về việc áp thuế (tariffs) nhắm vào 60 tỉ đô la Mỹ giá trị hàng hóa nhập khẩu từ TQ để “trừng phạt” (punishment) đồng thời giúp giảm thặng dư thương mại (trade surplus) của TQ đối với Mỹ.

Những cuộc đàm phán (negotiations) giữa hai bên để giải quyết “deal” và nhất là Mỹ quyết không chịu thua thiệt vì muốn “better deal”. Gần đây, hình như hai bên Mỹ-TQ đã có những thỏa thuận ban đầu (early agreement). Thị trường tin Trump đang hạ hỏa và cả hai bên đều có dấu hiệu “đấu dịu” (signs ofappeasement).

Nghe rằng Bắc Kinh đã thông báo mở cửa cho xe ô tô Mỹ xuất khẩu sang TQ bằng cách chấp nhận hạ thuế nhập khẩu xe ô tô từ 25% xuống 15% kể từ 1-7-2018 (from July 1st a drop from 25% to 15% in taxes on the import of cars). ...và một loạt các thỏa thuận khác cũng được bàn bạc và thống nhất.

Kỹ thuật giành better deal của D. Trump bây giờ mới lộ rõ: lớn tiếng đe dọa để làm sao cho đối phương/đối tác nhượng bộ (threatening the worst to get concessions), một khi đối phương đã chấp nhận concessions, thì lời to tiếng lớn để tạo rumors trước đây đều cho đi vào quá khứ.

Kỹ thuật làm deal trong chiến tranh thương mại với TQ thấy cũng na ná như khi Trump giải quyết tình hình địa chính trị (geopolitical) với Triều Tiên. Ầm ầm đòi gặp gỡ hòa bình, rồi cũng ầm ầm hủy bỏ cuộc hẹn đã thống nhất vào ngày 12-6-2018 tại Singapore giữa D. Trump với Kim Jong Un.

Đấy là một nét tính cách của D. Trump trong xử lý vấn đề. Cứ xem cách vị tổng thống la hét ầm ỉ đòi phạt và đóng cửa hãng thiết bị viễn thông lớn thứ hai của TQ là ZTE trên đất Mỹ do telecommunications giant này vi phạm luật trừng phạt của Mỹ theo đó cấm bán thiết bị truyền thông cho Iran và Triều Tiên nhưng ZTE vẫn bán. ZTE rớt xuống vực, nhưng chỉ mới ngày 25-5, thế giới nghe tin rằng ZTE đã được cứu sống khi trên Twitter, tổng thống Trump lại cho phép mở cửa lại với điều kiện bảo đảm an toàn và thay bộ sậu quản lý (allowing it to reopen with high security guarantees, change of management and board). Nhưng cái cốt tủy của deal hay facts ở đây là ZTE không thể có cái kết có hậu nếu hãng này  không mua trang thiết bị phụ tùng (parts/spare parts) của các công ty Mỹ với giá trị lên đến 1,3 tỉ đô la hàng năm.

Dĩ nhiên có người thích có người không đối với cách giải quyết vấn đề của tổng thống D. Trump. Nhưng với một nhà kinh doanh chuyên nghiệp, làm sao để chịu đựng được với rumors và khi thấy ra được facts, mình vẫn tồn tại!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới