Chủ Nhật, 22/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Tường thuật trực tiếp toạ đàm “Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Để không bị bỏ lại phía sau”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tường thuật trực tiếp toạ đàm “Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Để không bị bỏ lại phía sau”

Nhóm phóng viên

(TBKTSG Online) - Nhân dịp ra mắt Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times, Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Để không bị bỏ lại phía sau”.

Ra mắt Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times

Tường thuật trực tiếp toạ đàm “Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Để không bị bỏ lại phía sau”
Các diễn giả trao đổi tại toạ đàm. Ảnh: Thành Hoa

Hỏi: Mời các anh chị chia sẻ quan điểm, góc nhìn về hoạt động khởi nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ?

Bà Phạm Phương Thảo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Organica: Công ty Cổ phần Đầu tư Organica là công ty khởi nghiệp không áp dụng công nghệ cao, thuộc lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, còn rất mới trên thế giới: không hóa chất, không diệt cỏ, không biến đổi gen và không chất tăng trưởng…

Ngày nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ dấn thân vào lĩnh vực khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp nông nghiệp. Điều này làm tôi cảm thấy không đơn lẻ trên con đường khởi nghiệp của mình.

Ông Nguyễn Việt Đức, CEO Innovation Capital Management: Lời đầu tiên, chúc mừng sự ra mắt của Câu lạc bộ Hỗ trợ Khởi nghiệp Saigon Times. Nhờ vào sự ra đời của câu lạc bộ (CLB) và sự hỗ trợ của nhóm Thời báo Kinh tế Sào Gòn (TBKTSG), doanh nghiệp có thêm sức mạnh về sự kết nối.

Hiện hoạt động đầu tư vào nông nghiệp còn ít, nông nghiệp và đổi mới nông nghiệp có nhiều lĩnh vực như dưỡng chất, nuôi giống, chăm sóc, quá trình xuất xưởng hàng hóa, truy xuất, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào nuôi trồng… Tuy nhiên, dù có nhiều lĩnh vực, có nhiều ý tưởng nhưng lại chưa được ứng dụng, chưa mạnh dạn thay đổi trong các khâu, chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường để phát triển thêm hay bắt đầu khởi nghiệp. Chỉ có 10% của quỹ khởi nghiệp hiện nay là dành cho sự phát triển nông nghiệp.

Trong thời gian tới, tôi cho rằng cần kết nối nhiều hơn với các tổ chức nông nghiệp, các sinh viên nghiên cứu, trường đại học để phát triển nhiều hơn về ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp, cũng như mô hình kinh tế nông nghiệp.

Ông Trần Bằng Việt, Tổng giám đốc Dong A Solutions: trong quá trình cọ sát tư vấn và quản trị doanh nghiệp, tôi đã chứng kiến được nhiều trường hợp gần đến thành công nhưng không đi được hết cuối đường. Tôi cho rằng khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao rất cần đến sự hỗ trợ của truyền thông. Sự kết nối của truyền thông sẽ kết được chuỗi giá trị mà hai nhu cầu sẽ gặp nhau.

Đó là doanh nghiệp có thể đưa hàng ra thị trường với chi phí thấp nhất và khách hàng có được sản phẩm sạch xanh với giá tốt nhất. Sự liên kết trong chuỗi giá trị trong hệ sinh thái sẽ giúp giảm thời gian và chi phí.

Ông Hoàng Minh Ngọc Hải, Tổng giám đốc công ty cổ phần Value Commerce Hub: Tôi là một trong những người cảm thấy ‘phê’ nhất ngày hôm nay. Sau nhiều năm bôn ba trong ngành quảng cáo, đến hôm nay, tôi mới gặp một sự kiện khởi nghiệp có hẳn một đơn vị truyền thông tên tuổi cùng vào cuộc. Đây được xem như cú hích cho cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Truyền thông tiếp cận người cần, mang thông điệp truyền đi chuỗi giá trị đầy đủ cho ngành. TBKTSG tham gia vào cuộc chơi là điều may mắn của người làm hệ sinh thái như chúng tôi. Sắp tới tôi đặt hàng TBKTSG sẽ đẩy mạnh nhiều hoạt động để làm rõ hơn sự hấp dẫn của cụm từ “khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao” này để nó thể hiện đúng ý nghĩa, vai trò của nó.

Công ty cổ phần Value Commerce Hub là công ty hỗ trợ mảng thương mại cho khởi nghiệp, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tham gia và khai phá thị trường mới. Công ty hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp về tư vấn chuyên môn gồm mô hình kinh doanh, marketing và sale.

Hỏi: Câu lạc bộ dùng tiêu chí nào để đánh giá tính khả thi của doanh nghiệp khởi nghiệp?

Ông Nguyễn Việt Đức, CEO Innovation Capital Management: Bốn yếu tố đầu tiên để đánh giá nên đầu tư vào một doanh nghiệp khởi nghiệp: giải pháp của bạn có giải quyết được nhu cầu và vấn đề của xã hội không, độ lớn của thị trường mà doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh, lợi thế cạnh tranh so với đội nhóm khác và cách thức các bạn tổ chức phân nhóm để thực thi được dự án để chiếm lĩnh thị trường. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa phương pháp được sử dụng trên thế giới vào đánh giá việc kinh doanh của các bạn.

Hỏi: Mời chị Phạm Phương Thảo chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của mình từ dấu mốc, từ ý tưởng đến lúc đạt chứng nhận hữu cơ.

Bà Phạm Phương Thảo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Organica.

Bà Phạm Phương Thảo: Tôi bắt đầu khởi nghiệp không bài bản, không có nhiều dự tính, chuẩn bị, chỉ có duy nhất ý tưởng, biết được mình muốn làm gì. Sau khi bắt đầu một thời gian tôi mới biết mình cần phải làm gì.

Tôi khởi đầu với ý tưởng đơn giản. Năm 2011, tôi mang bầu, lúc đó gia đình cần tìm nguồn thực phẩm sạch để ăn vì cảm thấy lo lắng về nguồn nguyên liệu sạch và an toàn tại Việt Nam. Tôi đành tìm trên mạng, và tôi mới biết đến khái niệm: nông nghiệp hữu cơ, tức nông nghiệp không sử dụng hóa chất, lợi ích mang lại là không có dư lượng có hại tồn đọng trong cơ thể người thông qua ăn uống.

Tôi học ngành môi trường, ra trường làm tổ chức sự kiện… chứ chưa bao giờ nhen nhóm ý định kinh doanh riêng, đóng góp cho cộng động. Thời điểm 2011- 2012, sau khi mang thai và sinh con, tôi thấy nguồn thực phẩm sạch có thể tìm mua được rất ít, thường chỉ có rau hữu cơ xứ nhiệt đới chủ yếu phục vụ người nước ngoài sống ở Việt Nam và khách sạn 5 sao. Tôi quyết đinh khởi nghiệp, mở cửa hàng nhỏ, mua các thực phẩm hữu cơ về bán cho người thân có nhu cầu.

Hành trình này không hề đơn giản, tôi vẫn đang tự hỏi con đường này có đúng hay chưa, bởi luôn căng thẳng khi nhìn về doanh thu, con số… Câu chuyện khởi nghiệp không chỉ dừng lại ở ý tưởng, mà nó còn tiếp tục với quản lý cửa hàng… rất phức tạp. Tuy nhiên may mắn rằng tôi có sự ủng hộ của gia đình.

Năm 2013, tôi mở cửa hàng, khách hỏi có chứng nhận hữu cơ không? Có nhiều loại thuốc diệt cỏ an toàn mà sao không dùng?… Trước những câu hỏi đó, đầu 2013, tôi quyết định bán căn hộ đầu tiên của mình làm trang trại, tôi muốn làm việc với nông dân và cho họ giải pháp.

Trang trại khi đó là miếng đất 2 ha đầy lau sậy cao hơn mái nhà. Tôi quyết định bán nhà đầu tư vào mảnh vườn. Đó là quyết tâm không màng khó khăn, chắc chắn tìm ra con đường cho chính mình.

Nhưng rồi bán nhà cũng không đủ. Tháng 8 năm đó là thời điểm chết, tôi ra ngoài không muốn về nhà, không tìm ra giải pháp, chỉ muốn thả trôi…

Song may thay, tới tháng 10-2015, sản phẩm của tôi đạt được chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu. Thời điểm đó, tôi đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí để truyền thông lan tỏa thông tin này đến khách hàng.

Hành trình 4 năm, nhiều đánh đổi tài sản, thời gian nhưng động lực để tôi tiếp tục chính là kiên định với mục tiêu thực phẩm hữu cơ, làm sao cung ứng thực phẩm hữu cơ cho người Việt, nâng cao nhận thức của người Việt về thực phẩm hữu cơ.

Tôi không dao động với tiêu chí của mình, nếu không có hàng để bán thì cũng không lấy hàng từ nguồn sản phẩm khác, dù biết đó hàng sạch.

Hỏi: Tiếp tục câu chuyện của chị Thảo, sau khi nhận được chứng nhận thì phải bắt đầu lên quy trình, thực hiện ý tưởng, phát triển doanh nghiệp. Quá trình này còn thêm nhiều thách thức liên quan đến sự ra đời sản phẩm. Mời chị chia sẻ các thách thức mà chị phải đối mặt khi sản phẩm đã ra đời và quy trình điều hành?

Bà Phạm Phương Thảo: Khi mở một cửa hàng thành công tôi bắt đầu thấy tự tin hơn và muốn tiêu thụ hết hàng hóa của những người nông dân hợp tác với mình. Từ đó tôi mở thêm nhiều cửa hàng khác. Sáng nay, trên đường đến đây tôi đã rất đau đầu vì vừa mới đọc xong báo cáo doanh thu, vì hiện đang là mùa mưa sẽ có rất nhiều vấn đề, vấn đề về hàng hóa, con người, nhân sự.

Hiện nay, Organica có 5 cửa hàng, 3 ở TPHCM, 1 ở Hà Nội và 1 ở Đà Nẵng. Vì ước mơ mang thực phẩm hữu cơ đến người Việt, đôi khi nhu cầu trong nước không đủ, cửa hàng phải nhập khẩu từ nước ngoài về như dầu ô liu, thì câu chuyện lại càng khó khăn. Mình không thể đi một mình nữa, phải tuyển thêm người, từ 1- 2 người ban đầu đến hiện tại đã là 35 người.

Câu chuyện bây giờ không phải là nên trả lương như thế nào nữa mà là cần quản trị nhân sự như thế nào. Đây là vấn đề rất đau đầu, cần phải quản lý nhân sự sao cho đúng tiêu chí ở tất cả các cửa hàng. Sau đó là tới sản phẩm, dịch vụ khách hàng... Hiện nay, câu chuyện quản trị nhân sự là câu chuyện đau đầu của Organiaca, thậm chí còn khó khăn hơn giai đoạn ban đầu.

Hỏi: Từ những chia sẻ về khó khăn khi khởi nghiệp từ đầu đến giờ, anh chị thể chia sẻ với các bạn trẻ về cách làm sao vượt qua các thử thách ban đầu và cách đưa ra quyết định khi gặp khó khăn trong quá trình khởi nghiệp?

Ông Trần Bằng Việt, Tổng giám đốc Dong A Solutions.

Ông Trần Bằng Việt: Tôi xin lấy ví dụ tiếp theo từ câu chuyện của chị Thảo, câu chuyện này tôi xin đặt tên là câu chuyện “Khởi nghiệp có tâm”. Những doanh nghiệp khởi nghiệp có tâm với khách hàng, với cộng đồng như chị Thảo sẽ có những lúc phải đối mặt với các thách thức khi công ty lớn mạnh hơn. Trong quá trình ấy, những thay đổi mà mình buộc phải quyết định để mô hình khởi nghiệp của mình phát triển lớn hơn, nhanh hơn thì mình có làm không. Lúc ấy, nên tạo ra một bảng viết ra xem mình được gì, mất gì. Ước mơ của mình mang lại sản phẩm sạch xanh đến cộng đồng, nếu có cách nào đó mang đến tay cộng đồng nhanh hơn, có nhiều tiền hơn thì mình có làm không. Quay về mục đích đầu tiên, nếu không vi phạm vào chuẩn mực của mình thì có nên không?

Nếu không thì mình cứ mạnh dạn thay đổi, đưa ra quyết định. Còn nếu có, thì mình sẽ phải suy nghĩ thật kĩ, có nên đánh đổi không, có nên thay đổi không, phải tự vượt qua thách thức tâm lý của mình, câu chuyện lúc này là câu chuyện thuộc về tâm lý bản thân, bạn cứ từ từ suy nghĩ thật kĩ để đưa ra quyết định.

Rõ ràng họ phải vượt qua ngưỡng rất quan trọng, chuyển sang quá trình quản trị một hệ thống lớn như xuất nhập khẩu... Khi điều hành trực tiếp sẽ đơn giản, nhưng khi công ty lớn rộng hơn, chi phí vận hành phải lớn hơn và chia sẻ quyền quản lý cho người khác thì các vấn đề, khó khăn sẽ khác.

Bà Phạm Phương Thảo: Hành trình đưa sản phẩm đến tiêu dùng là một hành trình gian nan nhưng may mắn. Những ngày đầu tiên, Organica phải đối mặt với thách thức đầu tiên là nguồn hàng, công ty không có đủ hàng để bán. Dần dần, nhờ lắng nghe ý kiến của khách hàng, Organica quyết định chọn cách mở cửa hàng chứ không đi vào siêu thị như nhiều người chọn.

Sứ mệnh của Organica là nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng Việt Nam. Organica không nhắm vào thị trường rộng, số đông, mà đi vào ngõ ngách, với khách hàng mục tiêu là những người thực sự quan tâm đến sức khỏe, có mong muốn xây dựng cuộc sống, phong cách sống lành mạnh như: không sử dụng thực phẩm có phân bón, không sử dụng túi nilon. Organica muốn thuyết phục cho khách hàng hiểu giá trị của thực phẩm nông nghiệp hữu cơ, lý do tại sao nó lại mắc hơn.

Từ đó, dù có lớn mạnh hay thay đổi quy mô thế nào, Organica luôn kiên định với tiêu chí trên của mình.

Hỏi: Tôi là doanh nghiệp đến từ Lai Vung Đồng Tháp, khởi nghiệp về nông nghiệp. Ông Nguyễn Việt Đức có chia sẻ nhà đầu tư phải quan tâm 4 yếu tố: sản phẩm giải quyết vấn đề thị trường, độ lớn, lợi thế cạnh tranh, phân nhóm để cạnh tranh. Tuy nhiên tôi nghĩ, startup bắt đầu thường sẽ không đạt được 4 yếu tố trên bởi không có tiềm lực kinh tế. Xin ông hãy làm rõ tiêu chí hỗ trợ ông vừa chia sẻ.

Ông Nguyễn Việt Đức,Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - Innovation Capital Management (ICM). Ảnh: Thành Hoa

Ông Nguyễn Việt Đức: Bổ sung ý của anh Việt, chúng ta ngồi đây nói những câu chuyện về sự khác biệt. Nếu đưa một bông hoa hồng đến người tiêu dùng thì phải xác định xem hoa hồng đó có giá trị khác biệt gì: màu sắc mới, không phân bón hóa học…? Chúng ta cần mang đến giá trị khác biệt. Bạn có thể tiếp tục trồng hoa hay không, nhưng phải xác định được giá trị mình đem đến, bạn phải trả lời cho câu hỏi tại sao hoa hồng của tôi là 6.000 đồng hay của anh là 60.000 đồng.

Ông Hoàng Minh Ngọc Hải: Muốn tìm ý tưởng để tăng giá trị khác biệt, bạn có thể liên lạc với chúng tôi. Dữ liệu của thị trường sẽ mang đến giải pháp cho các bạn. Khi nắm được dữ liệu và tăng giá trị khác biệt, nhà đầu tư sẽ bị hút về phía mình thay vì mình tìm đến họ.
Hỏi: Các anh chị có thể chia sẻ thách thức mà các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối mặt khi mới đặt chân vào thị trường?

Ông Hoàng Minh Ngọc Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Value Commerce Hub (người cầm micro). Ảnh: Thành Hoa

Thị trường nào cũng có thách thức riêng dù là nước ngoài hay trong nước. Các doanh nghiệp khởi nghiệp phải xem xét, đánh giá kỹ lưỡng thị trường, từ văn hóa đến nhu cầu khách hàng. Value Commerce Hub đã mang sản phẩm nấm đến thị trường Thái Lan. Đây là một thị trường mới, tuy có nét văn hóa tương đồng với Việt Nam nhưng họ chưa bao giờ dùng nấm trong bữa ăn. Đây là câu chuyện mang trải nghiệm bản địa đến với khách hàng. May mắn rằng các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của chúng tôi rất được khách hàng đón nhận vì họ đang tìm đến trải nghiệm về bản địa.

Các bạn startup nên tìm hiểu thêm về những nguồn lực xung quanh, đặc biệt là truyền thông từ báo chí. Startup không còn đơn độc như thời điểm ban đầu năm những đầu năm 2000. Các bạn có sẵn những nghiên cứu thị trường của người đi trước, đồng thời có thể hoạch định vốn, kêu gọi đầu tư từ thời điểm ban đầu.

Rất tiếc, thời gian vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu với các nhà đầu tư Nhật Bản một số startup nhưng họ yêu cầu các startup này cần có nhiều người đồng sáng lập, sản lượng ổn định và người đồng sáng lập phải quyết tâm đi đến cùng. Chúng ta chưa có thật nhiều startup đáp ứng đủ các yếu tố đó.

Khán giả tham gia tọa đàm: Tôi là một nông dân đang làm việc ở nông trại Đà Lạt, là một nông dân thứ thiệt. Tuy không phải là một startup nhưng tôi đã làm nông trại được 10 năm. Khi nghe chia sẻ của chị Thảo tôi thấy có mình trong đó, tôi hiểu hết được những khó khăn, mồ hôi nước mắt của chị trong quá trình điều hành, sản xuất. Từ đầu đến giờ, tôi thấy được nhiều điểm mà mình có thể áp dụng vào công việc của mình như áp dụng công nghệ cao để phát triển hơn. Thực tế vận hành các yếu tố đó không khó, nhưng điều khó khăn nhất với tôi hiện nay đó là đầu ra của sản phẩm, làm sao bán với giá hợp lý để tái đầu tư và tăng sản xuất.

Khán giả đến từ Lâm Đồng đặt câu hỏi tại toạ đàm. Ảnh: Thành Hoa

Khi làm việc với các siêu thị, mức độ lợi nhuận mà họ đặt ra quá khó, trong khi với tính thời vụ của sản phẩm và việc thương lái đưa giá không hợp lý, nông sản thường bị rớt giá thảm hại vào cuối mùa. Như vào mùa các bạn yêu nhau, hoa hồng được bán với giá rất cao nhưng ngược lại những thời điểm khác thì rớt giá rất nhiều Chúng tôi rất đau đầu khi giải quyết vấn đề này, nhưng khi nghe chia sẻ của chị Thảo, tôi học hỏi được ý tưởng tập trung vào truyền thông. Tuy nhiên, chúng tôi là nông dân, biện pháp này không thực sự hiệu quả. Tôi muốn nghe thêm chia sẻ của các anh để có thể giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm, tránh bị lỗ quá nhiều vào cuối mùa vụ?

Ông Trần Bằng Việt: Khi khởi nghiệp, không chỉ bản thân bạn mà gia đình, bạn bè sẽ tác động đến bạn, đặt câu hỏi cho bạn “Liệu mày có làm được không? Mày làm rồi người ta bắt chước thì sao?”, bạn cần trả lời những câu hỏi này. Bạn cần đánh giá rõ ràng để đưa ra quyết định có nên khởi nghiệp hay không. Nếu đó là lựa chọn cuối cùng mà bạn có thể làm để kiếm tiền thì câu chuyện sẽ khác.

Đối với câu hỏi của bạn khán giả ở Lâm Đồng, bạn có nói chênh lệch giữa giá sản xuất và giá bán của bạn hiện nay là 25%, theo tôi đó là con số rất tốt. Khi tôi ở Canada, một cái trứng bán ra cao gấp 26 lần giá sản xuất của người nông dân và gây ra rất nhiều cuộc biểu tình. Trong bất kỳ xã hội nào, khi ta là người sản xuất, không gặp trực tiếp được người tiêu dùng, phải qua các trung gian như siêu thị, thương lái thì chúng ta phải chịu cảnh bị mất quyền lực vào tay họ, chúng ta sẽ chịu sự ép buộc từ họ.

Trong sản xuất, có khi ta phải bỏ ra chi phí lên tới 60% cho sản xuất, chăm sóc, tiêu thụ, phát triển, truyền thông nên mức chênh lệch 25% như bạn là bình thường, chúng ta phải quen với việc đó, phải gói ghém trong chi phí có thể để tiếp tục sản xuất. Đồng thời, phải nghĩ thêm giải pháp để làm sao có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm của mình, tạo thêm giá trị cho người tiêu dùng để nâng cao giá bán. Ví dụ, người tiêu dùng muốn sản phẩm không có sâu, không có thuốc trừ sâu thì chúng ta nên tập trung vào vấn đề đó để nâng giá bán.

Trong buổi tọa đàm hôm nay, tôi nghĩ giữa chúng tôi và các bạn khởi nghiệp ở đây có thể kết nối với nhau, ví dụ như bạn khán giả làm nông trại có thể kết hợp với chị Thảo để có đầu ra cho sản phẩm. Thật ra, buổi nói chuyện hôm nay có rất nhiều cơ hội cho các bạn, quan trọng là các bạn có nắm bắt được hay không, có nhận ra không?

Ông Huỳnh Kim Tước, Tổng giám đốc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ (Saigon Innovation Hub).

Ông Huỳnh Kim Tước: Dưới góc nhìn của một người làm kinh tế vĩ mô, tôi phải trả lời cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài về ưu thế của đổi mới sáng tạo ở Việt nam là thế nào. So sánh giữa các ngành, tôi vẫn thấy nông nghiệp vẫn là ưu thế của chúng ta. Tuy nhiên các doanh nghiệp phải phân biệt việc kinh doanh của mình là vừa và nhỏ hay khởi nghiệp. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải tạo xu hướng, ví dụ tạo ra nền nông nghiệp hữu cơ bằng công nghệ mới thì mới là khởi nghiệp.

Nói về nông nghiệp hữu cơ, chúng ta cần hiểu đúng về hữu cơ, phải đúng chuẩn mực. Nước ta có lúc bào vách núi để trồng rau, dùng phân bón trước kia làm mất độ màu mỡ của đất. Ở Nhật, khi làm nông nghiệp hữu cơ, họ đã bỏ không 5 năm cho các vùng đất để giải độc rồi sau đó mới trồng cỏ nuôi, tạo sản phẩm sạch từ thịt đến phô mai. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty ở Việt Nam đang núp bóng, mua chứng nhận dỏm để đạt tiêu chuẩn hữu cơ, cố gắng gồng mình lên với thị trường chứ không phải giải quyết nhu cầu của thị trường.

Các bạn khởi nghiệp nên biết là mình khởi nghiệp cho mình, không phải cho ai hết cho nên không thể đòi hỏi nhà đầu tư hay ai khác giúp đỡ mà không có sự cố gắng. Các nhà đầu tư đã đưa ra các tiêu chí, hãy xem các tiêu chí đó như sự hướng dẫn cho mình thành công.

Khoảng 90% nhà khởi nghiệp có sản phẩm là nền tảng ứng dụng, rất ít có giải pháp công nghiệp. Nhưng các nhà đầu tư lại thích các giải pháp công nghệ, và thấy được sản phẩm. Nhưng các sản phẩm như vậy đang nằm ở một trung tâm nghiên cứu, các trường đại học.

Tại sao tôm thu tại nguồn giá 80.000 đồng/kg nhưng bán lẻ lên tới 400.000 đồng/kg? Vì phải qua 8 bước trung gian. Đại diện nông dân ở Sóc Trăng đã kết nối thành chuỗi, nông nhân mang hàng hóa đến chuỗi siêu thị và tự định giá đưa tôm đến tay người tiêu dùng chỉ còn 200.000 đồng/kg.

Khán giả: Tôi đã làm khá nhiều lĩnh vực, tôi xin chia sẻ các nguyên nhân vì sao tham gia vào nhiều CLB khởi nghiệp nhưng vẫn thất bại, do tôi đó là do tính kết nối giữa các nhà vườn, nông dân không có, thiếu sự gắn kết. Ví dụ như khi làm trong thị trường lớn, chúng ta thường không có sản phẩm để bán chứ không phải không có thị trường. Thị trường chúng ta đã có sẵn rồi, việc cần làm là kết nối với nhau để cùng bán, như khi gặp đối tác, sao mình không nhờ người ta truyền thông, giới thiệu thương hiệu của mình đến các khách hàng khác qua các người quen, người có nhu cầu, qua các trang mạng xã hội. Đây chính là kênh truyền thông miễn phí mà chúng ta có thể tận dụng.

Về nông nghiệp hữu cơ, điểm yếu tôi thấy là

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới