Thứ ba, 7/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Atradius: Rủi ro không được thanh toán, sử dụng bảo hiểm công nợ hay tự bảo hiểm?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Gần 3.000 tỉ đô la Mỹ thương mại toàn cầu đã được bảo vệ trong năm 2021 bằng bảo hiểm tín dụng thương mại. Còn được biết đến dưới tên bảo hiểm các khoản phải thu/công nợ hoặc bảo hiểm xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các dòng chảy thương mại trên toàn thế giới bằng cách bảo vệ các doanh nghiệp bán hàng với phương thức thanh toán tín dụng cho khách hàng B2B.

Bên cạnh lợi ích giảm thiểu rủi ro tín dụng, bảo hiểm tín dụng thương mại còn đem đến một loạt các lợi ích bổ sung từ việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính, đến thông tin thị trường cập nhật theo thời gian thực cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Thật vậy, bảo hiểm tín dụng có thể là một công cụ có giá trị cho các doanh nghiệp đến nỗi Bộ Tài chính Việt Nam đã tích cực khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam bảo vệ giao dịch mua bán của mình bằng bảo hiểm tín dụng từ mười năm trước.

Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực đó, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam (cũng như khắp châu Á) vẫn chưa quen với bảo hiểm tín dụng. Nhiều doanh nghiệp chọn cách tự bảo hiểm và do đó, mất đi những lợi ích mà bảo hiểm tín dụng có thể mang lại. Vậy, chính xác thì bảo hiểm tín dụng thương mại là gì và tại sao nó là một lựa chọn tốt hơn nhiều so với tự bảo hiểm?

Bảo hiểm tín dụng thương mại là gì?

Bảo hiểm tín dụng thương mại bảo vệ các doanh nghiệp khỏi rủi ro hóa đơn không được thanh toán do vỡ nợ hoặc mất khả năng thanh toán, hoặc thậm chí các vấn đề chính trị. Mặc dù các điều khoản bảo hiểm khác nhau ở mỗi hợp đồng bảo hiểm, hầu hết các công ty bảo hiểm chi trả lên đến 90% giá trị hóa đơn. Một số công ty bảo hiểm cũng cung cấp dịch vụ thu nợ B2B chuyên nghiệp như một phần của hợp đồng bảo hiểm, nếu dịch vụ thu nợ được phép hoạt động tại khu vực pháp lý nơi giao dịch diễn ra.

Lợi ích của bảo hiểm tín dụng là gì?

Giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh

Lợi ích cơ bản của bảo hiểm tín dụng thương mại là giảm thiểu rủi ro. Khi được bảo hiểm bởi một hợp đồng bảo hiểm tín dụng, bạn có thể mời chào bán hàng với phương thức thanh toán tín dụng cho khách hàng của mình, tự tin an tâm rằng bạn sẽ được thanh toán.

Tuy nhiên, bảo hiểm tín dụng còn có nhiều lợi ích khác hơn là chỉ đơn giản giảm thiểu rủi ro và tạo sự an tâm. Hợp đồng bảo hiểm tín dụng của bạn có thể cung cấp cho bạn một lợi thế sắc bén trong một thị trường cạnh tranh bằng cách cho phép bạn mời chào bán hàng với điều khoản thanh toán hấp dẫn.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp báo cáo rằng bảo hiểm tín dụng đã cho họ sự tự tin để chào bán với điều khoản tín dụng cho khách hàng trên thị trường quốc tế.

Truy cập vào hệ thống thông tin kinh doanh thông minh

Bảo hiểm tín dụng cung cấp cho chủ sở hữu hợp đồng quyền truy cập vào hệ thống thông tin kinh doanh thông minh (business intelligence) đa dạng có giá trị. Để thẩm định hợp đồng bảo hiểm của bạn, công ty bảo hiểm tín dụng của bạn sẽ thực hiện một loạt các nghiên cứu thẩm định về khách hàng, ngành cũng như thị trường của bạn. Đây là thông tin có giá trị và sẽ giúp bạn trong việc đưa ra quyết định bán hàng và phát triển kinh doanh manh tính chiến lược, cũng như đánh giá uy tín của các doanh nghiệp tư nhân, trường hợp mà thông tin tài chính khó tiếp cận hơn. Hơn nữa, công ty bảo hiểm tín dụng của bạn sẽ có nhiều thông tin cập nhật hơn các nguồn dữ liệu khác.  Ví dụ: một công ty bảo hiểm sẽ cho chủ hợp đồng bảo hiểm biết khi khách hàng của họ chậm thanh toán cho các nhà cung cấp khác hay khách hàng của khách hàng của họ đã vỡ nợ, đây có thể là một chỉ báo sớm về chuỗi cung ứng đang bị căng thẳng.

Tăng cơ hội phát triển

Nhiều doanh nghiệp cảm thấy có khả năng khám phá các thị trường mới và tận hưởng những cơ hội tăng trưởng mới mà họ sẽ không làm được nếu không có sự bảo vệ dành cho họ bởi bảo hiểm tín dụng. Đối với một số doanh nghiệp, bảo hiểm tín dụng cho phép họ tăng mức độ chấp nhận rủi ro và đối với những doanh nghiệp khác thì bảo hiểm tín dụng cho phép họ phản ứng nhanh chóng với cơ hội bán hàng. Nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Atradius ở Úc cho thấy các doanh nghiệp có bảo hiểm tín dụng tăng trưởng nhanh gấp đôi mức tăng GDP của Úc.

Cải thiện thanh khoản và khả năng tiếp cận tài chính

Các doanh nghiệp không có bảo hiểm tín dụng có thể phải vật lộn với dòng tiền, do bị thanh toán trễ hoặc vì nhu cầu phải dành ra một khoản tiền để trang trải các khoản nợ không thu hồi được. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có bảo hiểm tín dụng sẽ được tiếp cận nhiều hơn với vốn lưu động để đầu tư vào doanh nghiệp của họ và sẽ được hưởng lợi lớn từ việc chủ động linh động trong việc hoạch định chiến lược. Điều này là do họ có thể tự tin rằng họ sẽ có dòng tiền để triển khai các kế hoạch và đầu tư mang tầm chiến lược.

Vậy bảo hiểm tín dụng thương mại có nhược điểm gì không?

Bảo hiểm tín dụng có rất ít thậm chí là không có nhược điểm nào là một chủ đề đang còn tranh cãi. Một số nhà phê bình cho rằng bảo hiểm tín dụng “mắc”. Tuy nhiên, khi so sánh với các công cụ tài chính tương tự như bảo lãnh ngân hàng và thư tín dụng, bảo hiểm tín dụng đáng đồng tiền bát gạo hơn nhiều trong hầu hết các tình huống.

Tự bảo hiểm là gì?

Tự bảo hiểm về cơ bản có nghĩa là bạn dành ra một quỹ để trang trải bất kỳ tổn thất nào phát sinh do khách hàng chậm hay không thanh toán. Điều này thường bao hàm việc tiết kiệm một tỷ lệ phần trăm của doanh số bán hàng nhằm xây dựng một nguồn tiền lớn để có thể sử dụng trang trải các khoản nợ xấu và đảm bảo việc kinh doanh được tiếp diễn. Theo Viện Tài chính Doanh nghiệp (Corporate Finance Institute), hầu hết các chuyên gia tài chính đề nghị các doanh nghiệp nên dự trữ tiền mặt đủ để trang trải chi phí từ ba đến sáu tháng. Đây là cách tiếp cận quen thuộc và cơ bản trong kế toán mà hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam quen thuộc. Hiển nhiên, việc tạo ra một quỹ dự phòng để trang trải chi phí bất ngờ là một cách tiếp cận khôn ngoan trong hoạt động kinh doanh và nên là một phần của bất kỳ kế hoạch kinh doanh hợp lý nào.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, liệu bạn có thể tiết kiệm đủ để chịu đựng tổn thất khi có một khoản nợ xấu lớn hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng chính của bạn phá sản trong khi đang nợ bạn một khoản tiền lớn? Và việc dự trữ số tiền mặt lớn không sinh lợi có phải là tập quán kinh doanh tốt hay không, khi mà bạn có thể sử dụng nó để đầu tư vào doanh nghiệp của bạn?

Tự bảo hiểm: phương pháp truyền thống này có đáng giá không?

Tự bảo hiểm tiềm ẩn rủi ro cao

Để việc tự bảo hiểm có hiệu quả, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ dành đủ tiền để bù đắp khi có một khoản tổn thất lớn. Nếu không có dự phòng đủ nhiều, khi một khoản phải thu lớn bị trì hoãn thanh toán có thể dẫn đến tình huống doanh nghiệp không thể tồn tại. Hơn nữa đối với nhiều doanh nghiệp, việc trích lập dự phòng một khoản tiền mặt lớn là quá thử thách và do đó, thực tế là việc lựa chọn tự bảo hiểm cũng xem như là lựa chọn không được bảo hiểm.

Doanh nghiệp tự bảo hiểm thiệt thòi ở lợi ích giá trị gia tăng

Các doanh nghiệp chọn tự bảo hiểm bỏ lỡ lợi ích giá trị gia tăng của bảo hiểm tín dụng. Một công ty bảo hiểm tín dụng quốc tế lớn có các nhà thẩm định và chuyên gia đánh giá rủi ro làm việc ở mọi thị trường lớn, cũng như kiến thức về mức độ rủi ro tín dụng của hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chủ hợp đồng bảo hiểm có thể tận dụng kiến thức này khi đưa ra quyết định chiến lược về tăng trưởng kinh doanh và bán hàng. Điều này đặc biệt có giá trị khi muốn bán hàng ở các thị trường mới hoặc giao dịch với người mua mớimà bạn không có dữ liệu lịch sử hoặc kinh nghiệm trước đó để đưa ra quyết định của mình, nó có thể khiến bạn có cách tiếp cận bảo thủ hơn mức cần thiết.

Các doanh nghiệp tự bảo hiểm phải làm việc vất vả hơn để bù đắp tổn thất

Nếu một doanh nghiệp phải sử dụng khoản dự phòng nợ xấu để bù đắp tổn thất, họ sẽ cần tạo ra nhiều doanh số hơn nữa để bù đắp tổn thất. Điều này rất tốn kém và đòi hỏi việc tạo ra doanh số bán hàng nhiều hơn nhiều so với một doanh nghiệp được chi trả bởi bảo hiểm tín dụng. Ví dụ, một doanh nghiệp hoạt động với 5% biên lợi nhuận phải đối mặt với khoản nợ xấu 20 tỉ đồng sẽ cần phải tạo ra 10 tỉ đồng doanh thu để bù tổn thất. Nếu cùng một doanh nghiệp phải đối mặt với cùng một khoản tổn thất được bảo hiểm bởi bảo hiểm tín dụng, họ sẽ chỉ cần tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu, vì 90% tổn thất sẽ được bảo hiểm chi trả. Hơn nữa, nếu một phần hoặc gần như toàn bộ 10% dư nợ có thể được thu hồi như một phần của dịch vụ thu nợ B2B, tổn thất được xác nhận có thể giảm xuống nữa. Điều này có nghĩa là khối lượng bán hàng cần thiết để bù đắp tổn thất sẽ còn ít hơn.

Nhìn chung, rõ ràng là khi so sánh với tự bảo hiểm, bảo hiểm tín dụng đại diện cho một công cụ kinh doanh có hiệu quả lớn đáng đồng tiền bỏ ra và vô số lợi ích từ việc giảm thiểu rủi ro và kinh doanh thông minh, đến việc chủ động lèo lái việc tăng trưởng kinh doanh.

Vũ Thị Đức Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Thông tin Atradius Việt Nam

Về tác giả: Bà Hạnh có nhiều kinh nghiệm giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội thương mại trong nước và xuất khẩu thông qua việc chủ động quản lý rủi ro tín dụng hoặc khoản phải thu khách hàng. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, nghiên cứu kinh tế và phát triển kinh doanh, bà Hạnh hiện đang đại diện của Atradius tại Việt Nam.

Atradius là nhà cung cấp toàn cầu các dịch vụ bảo hiểm tín dụng, trái phiếu và bảo lãnh, thu đòi nợ và dịch vụ thông tin, với sự hiện diện chiến lược tại hơn 50 quốc gia. Tại Việt Nam, Atradius làm việc với các đối tác chính thức tại địa phương như Tổng Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt và Công Ty TNHH Bảo Hiểm Tokio Marine Việt Nam để cung cấp cho khách hàng thông tin kịp thời về rủi ro tín dụng thương mại đối với các công ty tại Việt Nam. Truy cập để tìm hiểu thêm: https://atradius.sg

Hoặc gửi yêu cầu của bạn về: info.vn@atradius.com
Theo dõi chúng tôi trên LinkedIn: 
https://www.linkedin.com/company/atradiusasia

Để hiểu thêm về bảo hiểm tín dụng thương mại là gì, ghé thăm trang: https://baohiemtindungthuongmailagi.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới