Thứ ba, 28/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 47-2022: Trái phiếu doanh nghiệp: ném chuột đừng để vỡ bình

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm tạo sự ổn định và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) về dài hạn.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của Hoàng Xuân Huy - tác giả bài viết tựa đề Trái phiếu doanh nghiệp: Ném chuột đừng để vỡ bình trên KTSG sáng mai (24-11), tác dụng phụ của các biện pháp mạnh tay đang tạo ra những cú sốc và tác động lan truyền, tiêu cực trên thị trường tài chính, cần có sự điều chỉnh.

Một trong những đề xuất của tác giả bài viết này là thay vì buộc doanh nghiệp mua lại trước hạn các TPDN có sai sót trong quá trình phát hành thì cơ quan chức năng cần làm rõ: nếu các sai sót không có tính hình sự, nên để cho tổ chức phát hành và nhà đầu tư thỏa thuận điều chỉnh mục đích phát hành, các điều kiện…, giúp giao dịch đó tiếp diễn phụ thuộc vào ý chí của hai bên. Quản lý nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại trong các hoạt động tư vấn, giám sát và quản lý TPDN phát hành của họ.

Các đề tài kinh tế - xã hội trên cùng số báo:

Học gì từ thị trường các nước (mục Ý kiến): Khơi thông một thị trường trái phiếu thứ cấp sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề của thị trường trái phiếu hiện nay. Hay như để ổn định giá xăng dầu trong thời gian xác định, có thể yêu cầu các đơn vị nhập khẩu ký các loại hợp đồng phái sinh (hợp đồng tương lai hay hợp đồng quyền chọn) để chốt giá vào các thời điểm trong tương lai.

Không đẩy hết rủi ro cho doanh nghiệp (An Nhiên): Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thu hẹp các trường hợp cho thuê đất trả tiền một lần, thay vào đó là cho thuê đất trả tiền hàng năm. Điều này giúp ổn định nguồn thu và tránh thất thoát cho ngân sách song lại đặt doanh nghiệp trước nhiều rủi ro.

Nghịch lý kết quả kinh doanh tốt nhưng giá cổ phiếu lại giảm (Châu Phan): Một số lý giải vì sao doanh nghiệp niêm yết có kết quả kinh doanh tốt nhưng giá cổ phiếu lại giảm mạnh.

Chứng khoán đi tìm niềm tin chiến lược (Khánh Nguyên): Nếu thật sự thị trường chứng khoán đang cần thêm niềm tin từ nhà đầu tư thì đồng thời phải trả lời câu hỏi: căn nguyên niềm tin chính đáng ấy từ đâu? Và đó phải là niềm tin chiến lược.

Hiểu hàm ý về sự bất định chính sách kinh tế là rất quan trọng (Trần Hùng Sơn): Sự bất định về chính sách kinh tế có nguồn gốc từ sự bất định của lạm phát, khủng hoảng tài chính, cắt giảm cho vay, đại dịch, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, biến động ngoại hối và những thay đổi bất ngờ trong chính sách tiền tệ.

VN-Index hồi phục nhờ kỳ vọng! (Thanh Thủy): Tuần qua, khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục giải ngân mạnh với giá trị mua ròng đạt 5.268 tỉ đồng.

Chứng khoán - cửa phục hồi đang mở? (Triêu Dương): Diễn biến bật lại của thị trường chứng khoán khiến không ít nhà đầu tư kỳ vọng cửa phục hồi đang mở ra cho thị trường trong thời gian còn lại của năm nay.

Nợ xấu và bộ đệm dự phòng (Linh Trang): Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn về chất lượng tài sản do nợ xấu tăng nhanh sau khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hạn. Những thách thức này có thể phần nào được “hóa giải” nếu ngân hàng có bộ đệm dự phòng lớn.

Đến lúc nới room tín dụng? (Thụy Lê): Trong bối cảnh nguồn vốn tại nhiều doanh nghiệp đang bị tắc nghẽn, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhà điều hành nên xem xét nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng.

Tại sao là thị trường bất động sản và tại sao là bây giờ? (Lê Hoài Ân): Sự cứng rắn của Chính phủ đối với thị trường bất động sản có tác động đáng kể lên sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Vì sao Chính phủ cứng rắn vào lúc này và đâu là giới hạn cho sự can thiệp?

Lộ trình zero phát thải dưới góc nhìn tư vấn phát triển bền vững (Hoàng Việt): Viện Nam cam kết loại bỏ nhiệt điện than đến năm 2040 và đạt phát thải carbon ròng bằng 0 đến năm 2050. Tuy nhiên, đã có phân tích cho rằng với kịch bản tươi sáng nhất thì cùng mốc tới gian, chúng ta cũng chỉ có thể đi được nửa chặng đường.

Gạo ngon nhất thế giới rồi sao nữa? (Hồ Nguyên Thảo): Campuchia xây dựng nền nông nghiệp lành mạnh từ đống tro tàn. Nay, giống lúa Phka Rumduol đã cho ra “gạo ngon nhất thế giới năm 2022”. Đây là lời cảnh tỉnh cho các “quốc gia gạo” như Việt Nam hay Thái Lan.

Một cơ hội làm chủ thị trường cho người sản xuất hồ tiêu (Nguyễn Quang Bình): Mùa hồ tiêu mới đang về, còn đó nỗi lo về giá - chưa được như mong đợi.

Chỉ đạo khẩn, báo cáo gấp nhưng sau một năm… vẫn như cũ (Mục Nhĩ): Mì ăn liền của hai công ty Việt Nam bị thu hồi vì có chứa chất cấm ethylene oxide (EO). Trong khi chờ quy chuẩn chính thức, cơ quan chức năng nên có quy định tạm thời về kiểm soát định lượng EO.

Một cái tên, hai thương hiệu: bảo hộ độc quyền cách nào? (Linh Nguyễn): Quá trình đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu PHỞ THÌN là cuộc cạnh tranh thú vị của hai thương hiệu Phở Thìn Bờ Hồ và Phở Thìn Lò Đúc.

Đối phó với nạn khủng bố doanh nghiệp, đòi nợ nhân viên (LS. Nguyễn Thùy Dung - LS. Lê Trọng Thêm): “Chiêu” gọi điện thoại, nhắn tin đến giám đốc, cấp quản lý để đòi nợ do cá nhân nhân viên công ty vay là thực trạng đáng báo động. Nhưng phải thừa nhận chiêu này đã phát huy tác dụng, buộc nhân viên vay tiền phải bằng mọi cách trả nợ để tránh bị xấu hổ, thậm chí bị mất việc.

Đậu bạc Định Công: kết hợp truyền thống với hiện đại (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Xã hội phát triển, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các thợ đậu bạc Định Công đã chế tác những mặt hàng đa dạng kích cỡ và công dụng, như trâm, cài áo, dây cổ, hoa tai, vòng tay, hộp, đĩa, ví cầm tay, tranh, tượng...

Bạo lực gia đình do tình trạng đồng lệ thuộc (Nguyễn Minh Thanh): Trong cuốn sách Ngừng lệ thuộc, tác giả Melody Beattie trình bày về tình trạng “đồng phụ thuộc”. Người chồng có thể bị lệ thuộc và chịu áp lực về tiền tài, địa vị, danh dự… Trong khi đó, người vợ đồng lệ thuộc khi tha thứ cho bạo lực trong gia đình, xem đó là việc cần thiết cho mục đích cuối cùng là gia đình, chồng con.

Chợ thương (Quế Hương): Không phải chợ. Bên dưới mái hiên, bên gốc cây, lề đường…, người ta bán bán mua mua thành chợ - nơi bán mua nhỏ lẻ, nơi có những phận đời nhỏ nhoi…

Lòng thơm tho như một chiếc bánh mì! (Vũ Thị Huyền Trang): Vẫn đối xử tử tế với nhau ngay cả trong những lúc khó khăn mới là điều đáng quý.

Không thể bỏ qua Frankfurt (Ngọc Trân): Đến nước Đức, không thể không thăm Frankfurt, vì phố cổ và nhà văn vĩ đại Goethe.

Tham vọng của doanh nghiệp châu Á tại Qatar 2022 (Ricky Hồ): Bên ngoài sân cỏ World Cup Qatar 2022, sự hiện diện của các doanh nghiệp châu Á lấn át mọi thứ,  từ các thương hiệu bất động sản, các hãng xe, hãng sản xuất điện thoại di động, cho đến các sàn giao dịch tiền mã hóa hay các nền tảng giáo dục trực tuyến…

Những tác động kinh tế từ World Cup Qatar 2022 (Lạc Diệp): Bên cạnh việc đưa hình ảnh Qatar trở nên nổi tiếng toàn cầu, World Cup 2022 dự kiến sẽ mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho đất nước này.

AI thông minh đến mức nào? (Thiên Kim): Dù AI đã có nhiều tiến bộ thì vẫn còn vô số những điều phải cải thiện, như sự “thiếu khách quan” của các thuật toán, hay các hệ thống được coi là “thông minh” lại đưa ra những quyết định sai lệch.

Robot còn lâu mới thay thế được con người (Ngọc Thanh): Không ít dự báo rằng AI sẽ khiến nhiều người bị mất việc. Nhưng theo Farhad Manjoo, tác giả bài viết Trong trận chiến với robot, tình hình không hẳn như vậy.

Tương lai của chuỗi khối sau sự phá sản của FTX (Trịnh Minh): Sự phá sản chóng vánh của sàn giao dịch tiền mã hóa FTX khiến nhiều nhà đầu tư thêm hoài nghi về tương lai của Web3.

Kỳ vọng phục hồi kinh tế thế giới: Nhìn từ G20 (Nhân Tâm): Các nguyên thủ quốc gia cũng như lãnh đạo các tổ chức quốc tế đang nỗ lực tìm giải pháp phục hồi kinh tế thế giới trước bối cảnh xung đột địa chính trị, lạm phát tăng cao và khủng hoảng năng lượng, lương thực.

Nhiều nền kinh tế lớn có thể rơi vào suy thoái trong năm 2023 (Song Thanh): 2022 là một năm ảm đạm của kinh tế toàn cầu. 2023 thậm chí còn khó khăn hơn…

Tản mạn chuyện dân số (Nguyễn Vũ): Tuần trước dân số thế giới đạt mốc 8 tỉ người. Nhưng theo tờ Economist, sang năm sẽ có một “mốc” mới: Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc để thành nước đông dân nhất thế giới vào ngày 14-4-2023!

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới