Thứ ba, 17/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Mời xem ‘Giai phẩm Kinh tế Sài Gòn Xuân Quý Mão’

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Tỷ trọng giao thương quốc tế và GDP toàn cầu đã và đang giảm mạnh. Phải chăng trong một bối cảnh toàn cầu hóa đầy bất ổn với những sự leo thang chiến tranh thương mại và cả chiến tranh quân sự, thế giới giờ đây đang dần trở nên “ích kỷ” hơn? Định hình chiến lược phát triển thích nghi với hoàn cảnh mới là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của các nền kinh tế mở, và một trong những yêu cầu quan trọng phải tính đến chính là an ninh kinh tế.

“An ninh kinh tế” và “chữ ‘Tín’” là hai trong những nội dung nổi cộm được phân tích trên Giai phẩm KTSG Xuân Quý Mão như sự gợi ý một vài vấn đề nền tảng cho việc gia cố nội lực quốc gia và tăng cường quan hệ hợp tác đa phương để Việt Nam có thể trở thành mắt xích quan trọng và đáng tin cậy, góp phần vào chuỗi cung ứng của “thế giới mới”, một thế giới đầy biến động, đang cần tình người và vẫn trọng chữ “tín”.

Mời bạn đọc tìm xem Giai phẩm KTSG Xuân Quý Mão (đã phát hành) với các cụm đề tài kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, tản mạn ngày Xuân… được thể hiện qua bài viết của các chuyên gia và các cây bút:

CON ĐƯỜNG SÁNG NÀO CHO KINH TẾ VIỆT NAM?

* An ninh kinh tế trong chiến lược phát triển và điểm yếu của Việt Nam - Trần Quốc Hùng (kinh tế gia tại Mỹ)

* Để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu - Trần Văn Thọ

* Ba thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 - Huỳnh Thế Du

* Năm mới mang đến hy vọng từ những cải cách - LS. Nguyễn Tiến Lập và cộng sự

* Niềm tin hay lòng tham? - PGS.TS. Võ Đình Trí

* Con đường sáng nào cho kinh tế Việt Nam? - Hoàng Hạnh

TOÀN CẦU HÓA SỐ VÀ SỰ THỐNG TRỊ CỦA A.I

* Toàn cầu hóa số: tương lai nào cho chúng ta? - Lê Thiên Hương

* Điều sẽ buộc giáo dục phải thay đổi - Nguyễn Vũ

* Máy tính so tài với người trên thị trường tài chính - Hồ Quốc Tuấn (giảng viên Đại học Bristol - Anh)

* Triển vọng “cảnh sát” trí tuệ nhân tạo - Lương Hà

* Khai tử sổ hộ khẩu để khai sinh nền số hóa quốc gia - Hiệu Minh

* Khi điện và Internet cùng tăng tốc “cởi dây trói” - Phước Vinh

“NIỀM TIN NÀO CẦM CHO ẤM TAY”?

* Vốn xã hội thời hậu Covid-19 - Nguyễn Khắc Giang

* Khi trái đất lâm bệnh - Đoàn Khắc Xuyên

* Trung thực để làm gì? - Lê Hữu Huy

* Bền vững không chỉ có mỗi “xanh” - Phạm Việt Anh (nghiên cứu sinh tiến sĩ quản trị bền vững và môi trường ở Thụy Sỹ)

* Người bạn tin cậy của nhân dân Việt Nam - PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa

* Mấy lời ngoại kể: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ - Huỳnh Thiên Tứ

* Đừng bắt người tiêu dùng phải thông thái nữa! - Mai Dương

* Sự tử tế không cần chú thích - Vũ Thị Huyền Trang

* Nơi đất tốt, người lành - Nguyễn Quang Bình

* Những người giàu có nhất - Nam Thụ

KHÁT VỌNG “ĐÀN SẾU” MÊKÔNG

* “Connect” là định mệnh của Mêkông? - Kim Hạnh

* Trăn trở trước ba vòng xoáy đi xuống của đồng bằng - Trần Hữu Hiệp

* Chiến lược nào phát triển đồng bằng sông Cửu Long? - Võ Hùng Dũng

* Chuyển động ở miền Tây - Huỳnh Kim

THƯ XUÂN

* Thành phố New York như tôi biết - Vũ Quang Việt

* Việt Nam hỏi, Úc trả lời! - Ngân Trần

* Học luật ở trời Tây - Lê Vũ Vân Anh

* Phở... ký sự! - Phan Minh Ngọc

* Người anh kết nghĩa thuở hàn vi - Trần Văn Thọ

* Cội mai lưu lạc - Quế Hương

* “Hóa giá” ngày công - Trần Duy Thành

* Chốn cũ vừa xa - Phú Thành

* Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu - Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Ô CỬA CUỘC SỐNG 2022

* Từ phố thị lên non cao - Trần Thanh Bình

* J’Rùm đâu ngán những vết thương - Nguyễn Hàng Tình

* Nhân gian trong những khu vườn - Nguyễn Vĩnh Nguyên

* Để mai vàng mãi là giá trị ngày xuân - Nguyễn Lương Sỹ

* Nelly, nàng dâu bình dị… -  Trương Điện Thắng

* Đong đưa trong kén - Nguyễn Ngọc Tư

* Lối đi của những con thiên nga - Hải Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới