Thứ hai, 30/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

VCCI đề xuất bổ sung quy định về room tín dụng

T.Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý về dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Trong đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng, trình Quốc hội quyết định.

Thông tin từ TTXVN, Điều 59 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đối với nhóm thanh tra, giám sát ngân hàng là quyết định giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng, đảm bảo an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, theo VCCI, quy định này chưa rõ ràng về quy mô áp dụng dẫn đến khả năng dễ gây hiểu lầm trong việc phân bổ giới hạn tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Ví dụ, quy định được áp dụng rộng rãi cho tất cả các tổ chức tín dụng hàng năm hay chỉ áp dụng cho một số tổ chức tín dụng có tính rủi ro cao, có hành vi vi phạm pháp luật.

Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng vào dự thảo luật này, trình Quốc hội quyết định.

TTXVN dẫn khảo sát của VCCI cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp có thể vay vốn được từ hệ thống các tổ chức tín dụng đang có xu hướng giảm. Vào năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn tín dụng đạt 49,7% nhưng đến năm 2021, tỷ lệ này chỉ là 35,41%.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khuyến nghị, các chính sách của Luật Tổ chức tín dụng cần được xây dựng theo hướng phát triển cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, bổ sung nội dung về thực trạng, quan điểm và khả năng tiếp cận mục tiêu trong hồ sơ xây dựng luật.

Cũng theo đó, Điều 10.5 của dự thảo có quy định về việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi tổ chức tín dụng ngừng giao dịch. Tuy nhiên, quy định này chỉ mới đề cập đến việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi thực hiện các giao dịch trực tiếp, thiếu giao dịch trực tuyến nên cần bổ sung hình thức giao dịch đang rất phổ biến này.

1 BÌNH LUẬN

  1. “Room tín dụng” là cách nói và hiểu không chính thống với thông lệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng. Nhưng đó là tồn tại thực tiễn. Đối với an toàn hệ thống ngân hàng, quan trọng nhất là các tỷ lệ đảm bảo an toàn/ các điểm giới hạn/ các điều hạn chế. NHTM phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn thường xuyên, liên tục, trước hết là cho chính mình. NHNN là “người cuối cùng” chịu trách nhiệm về sự an toàn của cả hệ thống. Room, nếu có, cũng chỉ là giải pháp hành chính, trong tình huống cụ thể. Với tín dụng BĐS, lâu nay luôn nhận được cảnh báo cao từ NHNN vì so với các ngành nghề khác đây là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro bất ổn vĩ mô lớn. Vậy nên NHNN chỉ cần làm 2 điều. Một là quay trở lại “một cách toàn vẹn” với các quy định quản lý an toàn hệ thống, mọi thứ đã có sẵn, chỉ yêu cầu phải thực thi nghiêm túc. Hai là, sớm từ bỏ room tín dụng, vừa thể hiện năng lực tầm quản lý vĩ mô hiệu quả, vừa tôn trọng tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật đối với các doanh nghiệp và NHTM.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới