Thứ bảy, 9/11/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An và Thanh Hóa tạm ngưng tuyển lao động đi Hàn Quốc

T.Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, một số huyện, thành phố thuộc 4 tỉnh là Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An và Thanh Hóa sẽ tạm ngưng việc tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) đợt 1.

Người lao động sang Hàn Quốc làm việc. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

Theo TTXVN, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có thông báo về việc tiếp tục ngưng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) đợt 1.

Trong đó, có 8 huyện, thành phố thuộc 4 tỉnh nằm trong danh sách tạm ngưng tuyển lao động. Các địa phương này là huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), thành phố Chí Linh (Hải Dương), thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).

Nguyên nhân là do các địa phương này có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hợp đồng nhưng không về nước đúng hạn từ 27% trở lên.

Tuy nhiên, đối với người lao động đăng ký ứng tuyển lao động cho ngành ngư nghiệp, người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS về nước đúng hạn hoặc người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt thì sẽ không áp dụng việc tạm ngưng tuyển lao động.

1 BÌNH LUẬN

  1. Lý giải việc người lao động bất hợp pháp không về rất đơn giản, họ rất muốn về, họ cũng có gia đình, cũng nhớ… nhưng chi phí đi quá cao, có nhiều, rất nhiều người vay mượn, cầm cố, bán hết để đặt cược vào chuyến đi, nên khi đến được, họ sẽ nghĩ đến làm sao kéo dài thêm thời gian để “vớt vát”, bởi vì sao họ trốn ở lại? Vì nếu về nước, sẽ không sang lại được, mà nếu sang lại được, chi phí quá lớn và họ sẽ không mạo hiểm.
    Tóm lại, muốn xóa dần lượng lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, không phải là các ông ngồi bàn giấy, ký quyết định này kia, mà nghĩ cho người lao động chút xíu, thay vì cấm đoán và nghĩ cách, sao không công khai minh bạch thủ tục, chi phí để đi xklđ, và công bố các đơn vị tiếp nhận hồ sơ, dẹp bớt đám “cò” đi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới