Thứ Tư, 17/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 12-2023: Thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng toàn cầu

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Trong vòng một tuần, hai ngân hàng lớn ở Mỹ là SVB và Signature đã bị Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) đóng cửa sau khi có các cuộc rút tiền hàng loạt. Điều này tạo ra nỗi sợ hãi về hiệu ứng lây lan khắp hệ thống ngân hàng Mỹ và toàn cầu.

KTSG bản in sáng mai (23-3) sẽ tiếp tục chuyển tải những góc nhìn khác nhau xung quanh các vụ việc này qua các bài viết:

Nguyên nhân và cách thức ứng phó khi các ngân hàng sụp đổ ở Mỹ: Những góc nhìn khác nhau (Huỳnh Thế Du): Những học giả hàng đầu khá đồng thuận khi cho rằng vụ SVB sụp đổ là một thất bại của các cơ quan quản lý và chia sẻ với quyết định đảm bảo toàn bộ các khoản tiền gửi. Tuy nhiên, về hậu quả dài lâu của quyết định này, cha đẻ của lý thuyết về bất cân xứng thông tin có quan điểm trái ngược với nhiều tên tuổi khác…

Bài học từ sự khủng hoảng của SVB (TS. Đinh Trường Hinh): Bốn yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng SVB: i) Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất rất cao và đột ngột đã ảnh hưởng xấu SVB; ii) Ban lãnh đạo SVB đã không điều chỉnh và xử lý đúng sự chênh lệch kỳ hạn bên phía tài sản và nợ phải trả; iii) Thất bại của các cơ quan quản lý và giám sát trong việc phát hiện và khắc phục các vấn đề của SVB; iv) Thiếu sót về mặt pháp lý khi cho phép các ngân hàng có quy mô trung bình như SVB khỏi phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt như các ngân hàng lớn.

SVB sụp đổ vì quá “giác ngộ”? (Nguyễn Vũ): Phân tích nguyên nhân thất bại của một ngân hàng, người ta thường tập trung vào các yếu tố như rủi ro tài chính. Đằng này, các chính trị gia Mỹ đổ lỗi vụ SVB sụp đổ là do các chính sách quá “cấp tiến” của họ trong khía cạnh văn hóa doanh nghiệp.

Các đề tài kinh tế – xã hội khác trên cùng số báo:

Các ngân hàng trung ương có tiếp tục tăng lãi suất? (Lạc Diệp): Cuộc khủng hoảng ngân hàng đang đặt ra thách thức lớn cho các ngân hàng trung ương trên thế giới. Liệu phải ưu tiên ổn định hệ thống tài chính hay tiếp tục các nỗ lực tăng lãi suất để chống lạm phát?

“Nín thở” chờ Fed! (Bình An): Cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra vào đúng thời điểm nhà đầu tư trên toàn cầu đang chờ đợi cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra trong tuần này của Fed.

Tan biến một ngân hàng 167 tuổi (Nguyễn Vũ): Chính quyền Thụy Sỹ đã có thể thở phào khi dàn xếp thành công để ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ là UBS mua lại ngân hàng lớn thứ hai là Credit Suisse với giá 3,25 tỉ đô la.

Âu lo trước thuế tối thiểu toàn cầu (Quốc Hùng): Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ bắt đầu được áp dụng từ năm 2024. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vốn dĩ luôn dựa vào chính sách ưu đãi thuế.

Giảm lãi suất điều hành – Chờ thêm bước tiến mới? (Thụy Lê): Hiện có không ít kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm thêm lãi suất điều hành trong thời gian tới.

Kiểm soát sở hữu chéo, siết cho vay sân sau (Tuệ Nhiên): Quy định sửa đổi – vừa giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, vừa giảm tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn tự có cho khách hàng – được kỳ vọng giúp giảm bớt những hành vi thao túng hoạt động của ngân hàng chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho công ty sân sau của các cổ đông chi phối.

Sau Nghị định 08, mọi khó khăn vẫn đang ở phía trước (Hoàng Hạnh): Có lẽ những quy định mới trong Nghị định 08/2023 sẽ giúp các doanh nghiệp có tiềm lực thu xếp vấn đề trái phiếu, gia tăng tín nhiệm trong mắt nhà đầu tư để tiếp tục sử dụng kênh huy động vốn này.

Chờ dòng tiền tiết kiệm quay lại với chứng khoán? (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán diễn biến tích cực hơn, đặc biệt với nhóm cổ phiếu bất động sản, sau khi một loạt ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi, cộng hưởng những hỗ trợ từ Nghị định 08 và Nghị quyết 33 của Chính phủ ban hành gần đây.

Soi chiến lược đầu tư của các quỹ hàng đầu giai đoạn 2022-2023 (Lê Hoài Ân – Cổ Vạn Tấn): Gần hết quí 1-2023, diễn biến thị trường chứng khoán chưa hết bất ổn với thanh khoản giảm mạnh. Việc đánh giá chiến lược đầu tư của những “tay to” trên thị trường có thể cho các nhà đầu tư cá nhân một góc nhìn tham khảo về triển vọng của thị trường trong phần còn lại của năm.

2023 – Năm thách thức cho ngành bán lẻ ICT (Linh Trang): Nhiều báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường dự báo 2023 là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành hàng bán lẻ và phân phối thiết bị công nghệ.

Sabeco được gì khi “Bia Saigon” là nhãn hiệu nổi tiếng? (Nguyễn Lương Vỹ – Sao Mai): Trong phiên sơ thẩm về vụ án hình sự xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Bia Saigon” hôm 17-3 có hai vấn đề được dư luận quan tâm: hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã cấu thành tội phạm và việc nhãn hiệu “Bia Saigon” của Sabeco được cả tòa án và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

Nâng cấp ngành công nghiệp nhìn từ doanh nghiệp đa quốc gia (Phan Đình Mạnh): Để nâng cấp ngành công nghiệp, ngoài cách đầu tư mới, một con đường khác là nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam.

Các công ty đa quốc gia có đang ít toàn cầu hóa hơn? (Song Thanh): Các công ty đa quốc gia của Mỹ và châu Âu đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và gia tăng bảo hộ thương mại. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến phương thức hoạt động của họ.

Triển vọng cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ (Đặng Dương): Lợi thế duy nhất của cảng Cần Giờ so với cảng Singapore là mức giá làm hàng rẻ hơn, và chỉ điều đó thôi thì chưa đủ dịch chuyển lượng hàng lớn từ Singapore về Cần Giờ.

Tàu nằm không, container rỗng hàng (Ngọc Thanh): Tình thế xoay chiều so với thời đại dịch khi ngành vận tải biển phải vật lộn với tình trạng xuất khẩu sụt giảm, giá cước vận tải giảm. Liệu ngành này có đang bước vào một cuộc chiến giá cả?

Chọn nơi quảng cáo để bảo vệ thương hiệu (mục Ý kiến): Không tiếp tay cho các quảng cáo có nội dung xấu, bẩn, độc hại là đã góp phần lành mạnh hóa môi trường xã hội nói chung, môi trường quảng cáo nói riêng.

Xu hướng biến giống cây trồng thành một tài sản trí tuệ sinh lời (Nguyễn Ngọc Trâm): Hoạt động phát triển các giống cây trồng mới đang được đầu tư nhiều hơn, không những không dừng lại ở khả năng lai giống mới làm tăng năng suất mà còn phát triển theo xu hướng biến giống cây trồng thành một tài sản trí tuệ sinh lời.

Bảo hộ quyền tác giả tác phẩm bonsai (Nguyễn Hoàng Nam): Cây cảnh nghệ thuật (bonsai) không những mang lại giá trị thương mại mà còn ẩn chứa những giá trị tinh thần, nghệ thuật của người sáng tạo tác phẩm lẫn người thưởng thức. Tuy nhiên, pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với loại tác phẩm nghệ thuật này ở nước ta vẫn chưa thật sự rõ ràng.

Không gian du lịch – một khái niệm mới đầy thú vị (Lê Hữu Huy): Khái niệm mới về không gian du lịch đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia và doanh nghiệp trong việc làm sao để thu hút du khách và phát triển ngành du lịch phục vụ cho nền kinh tế nói chung.

Cải tạo chung cư cũ – đừng sa đà vào quyền sở hữu (An Nhiên): Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ chối quy định thời hạn sở hữu chung cư trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là quyết định dễ hiểu, khi cơ quan chủ trì soạn thảo chưa bắt đúng bệnh của tình trạng khó cải tạo chung cư cũ nên đã đề xuất phương án điều trị không phù hợp.

Đi tìm thành phố đáng sống (Trần Hương Giang): Trả lời câu hỏi “Thế nào là một thành phố đáng sống?” sẽ là chìa khóa giải quyết nhiều vấn đề trục trặc cho các đô thị lớn.

Chiếm dụng văn hóa – đâu là giới hạn hợp lý? (Lê Thiên Hương): Cáo buộc “chiếm dụng văn hóa” ngày càng phổ biến trong các lĩnh vực ẩm thực, thời trang, thiết kế, nghệ thuật giải trí và đang lan dần ra nhiều lĩnh vực khác.

“Sùng ngoại” trong văn hóa: vết sẹo khó phai (Nhật Mai): Cần thay đổi hoạt động bảo tồn và quảng bá văn hóa truyền thống cho sâu rộng hơn. Làm sao để người trẻ luôn trong tâm thế háo hức đi tìm lớp trầm tích của văn hóa dân tộc.

Thay đổi nhỏ nhưng tốn kém không nhỏ (Mục Nhĩ): Đã bỏ, giờ lại bổ sung “nơi sinh” vào hộ chiếu phổ thông. Kích thước biển số ô tô thì “khi ngắn khi dài”. Chi tiết nhân thân trên căn cước công dân gắn chip mới cấp giờ lại trở thành mẫu cũ…

Tại sao Hiệp ước Biển cả lại rất quan trọng? (Anh Vũ): Hiệp ước Biển cả vừa được Liên hiệp quốc thông qua hôm 4-3 đặt ra khuôn khổ pháp lý cho các khu vực đại dương nằm ngoài quyền tài phán quốc gia. Nó rất quan trọng bởi cùng lúc giúp giải quyết ba cuộc khủng hoảng của hành tinh về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và ô nhiễm.

Long tong từng giọt cà phê (Trần Thanh Bình): Để lan tỏa một thói quen uống cà phê, dù là robusta hay arabica, đều là một quãng đường không hề ngắn…

Dành đất cho không gian cộng đồng thêm nữa! (Vũ Thị Huyền Trang): Việc thiếu vắng các không gian mở chắc chắn sẽ kéo theo những hệ quả về sức khỏe, tinh thần, lối sống và văn hóa xã hội.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới