Thứ Hai, 19/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 30-2023: Trái phiếu… ưu tiên?

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – “Xây dựng loại trái phiếu do các ngân hàng lành mạnh, hiệu quả phát hành và được Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh thanh toán; xây dựng trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành và do tổ chức tài chính nhà nước phát hành và được Bộ Tài chính bảo lãnh thanh toán” là hai điểm chính của “Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế với lãi suất huy động giảm mạnh” được Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) gửi Thủ tướng Chính phủ.

Từ đề xuất này, KTSG bản in sáng mai (27-7) giới thiệu một số góc nhìn chuyên gia thông qua một chuyên đề nội dung với các bài viết:

Một đề xuất thiếu thực tế (Hải Lý): Theo ý kiến từ chính các ngân hàng, cho phép ngân hàng, tổ chức tài chính nhà nước phát hành trái phiếu với lãi suất huy động giảm mạnh (như tiêu đề của Đề xuất của VAFI) là không thực tế.

Trái phiếu… ưu tiên (TS. Võ Đình Trí): Cũng như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cần môi trường cạnh tranh bình đẳng, trong đó có việc tiếp cận thị trường vốn. Nếu có sự ưu ái riêng thì đặc tính “thị trường” sẽ bị bóp méo.

Bảo lãnh thanh toán trái phiếu ngân hàng có khả thi? (Tuệ Nhiên): Tính khả thi và phù hợp của chính sách này cần được xem xét kỹ càng, bởi nếu được thực hiện, có thể sẽ mang lại những hệ quả không mong muốn…

Có thể lập quỹ bảo lãnh thanh toán trái phiếu (Hoàng Minh): Ý tưởng về bảo lãnh thanh toán liên quan sự góp mặt của Chính phủ nên triển khai thông qua một định chế tài chính trung gian, ví dụ như quỹ bảo lãnh trái phiếu do Chính phủ thành lập, theo ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch FiinGroup, Tổng giám đốc FiinRatings.

Các đề tài kinh tế – văn hóa – xã hội khác trên cùng số báo:

Xu hướng lâu dài chứ không phải khó khăn ngắn hạn (mục Ý kiến): Hàng loạt mặt bằng bỏ trống có nguyên nhân do kinh tế lâm vào giai đoạn khó khăn. Nhưng về dài hạn, phải nhìn nhận hiện tượng này như một xu hướng lâu dài để có những chiến lược thích ứng tình hình mới.

Thất bại của Luật PPP (An Nhiên): Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) được kỳ vọng mở ra giai đoạn khởi sắc trong việc thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng kinh tế – xã hội. Vậy nhưng cho đến nay, số dự án mới là rất ít ỏi.

50 dự án có doanh thu không đạt, tập trung ở bốn ngân hàng (Hải Minh): Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ tăng tính khả thi, tính hiệu quả cho các dự án PPP; tăng cường huy động các nguồn vốn dài hạn, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động cấp tín dụng đối với dự án PPP.

VN-Index hướng đến thử thách vùng kháng cự 1.200 điểm! (Thanh Thủy): Nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong sử dụng đòn bẩy cũng góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên cao trong thời gian qua, đặc biệt là trong tháng 6.

Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu lương thực! (Linh Trang): Với kỳ vọng bức tranh xuất khẩu tiếp tục sáng, giá bán gạo tăng trong khi chi phí đầu vào và chi phí vốn vay giảm, nhóm cổ phiếu ngành gạo đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư khi xem xét danh mục cho nửa cuối năm 2023.

Công bố lãi lớn, giá cổ phiếu nhiều doanh nghiệp liên tục đi lên (Triêu Dương): Trong bức tranh khó khăn chung, những điểm sáng về lợi nhuận tăng trưởng mạnh đã giúp giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp liên tục đi lên.

Sử dụng bảo lãnh độc lập trong thương mại quốc tế (Bùi Đức Giang): Bảo lãnh độc lập đã được sử dụng khá phổ biến để đảm bảo cho nghĩa vụ của các bên trong thương mại quốc tế. Tuy vậy, khá nhiều doanh nghiệp và ngân hàng vẫn bối rối trong việc xác lập và thực hiện biện pháp bảo đảm đặc thù này.

Triển khai cơ chế đặc thù phát triển TPHCM: Cần quán triệt tư tưởng dân giàu thì thành phố mạnh (Phạm Đỗ Chí – Phan Thanh Hà): Cơ chế đặc thù kinh tế cùng với việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam sẽ giúp TPHCM trở nên hấp dẫn, độc đáo.

“Xanh hóa” thương mại điện tử (Hải Phong): Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Làm thế nào để thúc đẩy “xanh hóa” thương mại điện tử là vấn đề đặt ra với các nhà hoạch định chính sách.

Trái cây Việt Nam: Đâu là “điểm chạm” giữa kỳ vọng của người dùng và khả năng đáp ứng? (Nguyễn Trần Hải Đăng): Người mua bắt gặp rất nhiều loại trái cây quen thuộc nhưng có xuất xứ khác nhau trên cùng một kệ hàng: đây là hàng Việt, kia là hàng Thái, hàng Indo, Mã Lai… Sự chọn lựa trở nên khó khăn, nhất là khi gắn với yêu cầu về độ tươi ngon và an toàn.

Khi cao tốc làm nên cú hích du lịch (Nguyễn An Nam): Du lịch Bình Thuận đông vui thấy rõ sau khi cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nối tuyến với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây. Sản phẩm du lịch từ Phan Thiết kéo dài đến Nha Trang trăm hoa đua nở, nhưng chất lượng tour chưa có nhiều sáng tạo.

Quản lý cấp trung – Người dẫn dắt những thay đổi lớn lao của doanh nghiệp (Hồ Nguyên Thảo phỏng vấn Tiến sĩ Eric Kung, Chủ tịch và CEO của Human Dynamic Group): Việc đưa ra những thay đổi lớn lao của doanh nghiệp thường tập trung vào giới quản lý cấp cao.

Thù lao cho sáng chế trong quá trình làm việc: Cửa ải khó cho người lao động? (Lê Vũ Vân Anh): Vai trò quan trọng của nhân viên trong hoạt động sáng tạo đã thúc đẩy các quốc gia châu Âu xem xét áp dụng các quy định về trả thù lao cho người lao động. Nhưng sự ghi nhận thành công cho người lao động là hiếm hoi.

Để ngăn chặn mua bán hóa đơn bất hợp pháp (LS. Nguyễn Ngọc Thuận): Hóa đơn bất hợp pháp gây ra những rủi ro lâu dài cho môi trường kinh doanh, song song đó là thất thu ngân sách nhà nước. Nhà nước cần công khai “đường dây nóng” để khi phát hiện, việc phản ánh, xử lý được kịp thời.

Gánh hậu quả khi “quên” nộp báo cáo tuân thủ (Nguyễn Thị Kim Thanh – Mai Hà Phương): Báo cáo tuân thủ là một nghĩa vụ đơn giản nhưng lại hay bị “bỏ quên” hoặc xem nhẹ. Chỉ đến khi gánh hậu quả thì doanh nghiệp mới té ngửa vì đã “quên”.

Blackpink và góc nhìn phát triển kinh tế (Lê Hoài Ân – Trần Thị Xuân Tiên): Đứng trên bình diện quốc gia, một quốc gia không thể phát triển thịnh vượng nếu giới trẻ lao động chỉ nhằm phục vụ mục tiêu chi tiêu và đầu tư của bản thân.

Nỗi lo từ việc ngân hàng liên tục mất tiền vì hacker (Mục Nhĩ): Với các vụ xâm nhập trực tuyến, liên tiếp chiếm đoạt tiền trong ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước cần yêu cầu các ngân hàng công bố về chất lượng bảo mật hệ thống.

Đào tạo văn bằng 2: Cần sự tổng kết, đánh giá (Nguyễn Đức Hoàng): Đào tạo văn bằng 2 có tầm quan trọng không thua kém đào tạo sau đại học. Thế nhưng cho đến nay, loại hình đào tạo có bề dày hơn 30 năm này vẫn chưa có những tổng kết, đánh giá.

Phóng sinh qua góc nhìn sinh thái (Nguyễn Hữu Thiện): Ngày nay, nhu cầu tâm linh thông qua hành động phóng sinh đang gia tăng. Việc phóng sinh nếu được thực hiện cẩn thận, đúng cách còn có thể giúp phục hồi môi trường thiên nhiên đang cạn kiệt.

Chúng ta lên đường vì lẽ gì? (Trần Duy Thành): Trong đời mỗi người, khi ta biết mình dấn thân vì điều gì thì chỉ cần ta sống cuộc đời trọn vẹn và có ý nghĩa theo cách ta nỗ lực kiến tạo và chia sẻ, âu đó cũng là đích đến.

Gạn đục khơi trong (Vũ Thị Huyền Trang): Trải qua những biến cố thăng trầm, con người ta nhận ra chỉ nên giữ lại những điều tốt đẹp, vui vẻ và hạnh phúc trong đời.

“Cột sống em ổn không?” (Mộc Yên): Đang ở tuổi thanh xuân phơi phới, chưa nếm trải được bao nhiêu dư vị hạnh phúc, chúng tôi đã đeo vào người bao nhiêu “căn bệnh của thời đại”. Báo chí gọi chúng tôi là “thế hệ lo âu” với tỷ lệ rối loạn tâm lý, trầm cảm, mất ngủ và bệnh về cột sống, dạ dày ngày càng tăng.

Nhìn kinh tế Trung Quốc tìm giải pháp cho kinh tế Việt Nam (Huỳnh Thế Du): Trong mấy thập kỷ qua, hai động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc là xuất khẩu và sự sôi động của kinh tế trong nước. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai nước là sức mạnh hay khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, vai trò của các doanh nghiệp nước ngoài, và sự năng động của chính quyền địa phương.

World Cup bóng đá nữ 2023 hoàn toàn khác biệt về khía cạnh kinh tế (Lạc Diệp): Từ việc tách riêng bản quyền truyền hình của các giải đấu nam và nữ, cho tới sự gia tăng đầu tư đáng kể vào sự kiện thể thao dành cho nữ giới, kỳ World Cup bóng đá nữ năm nay tại New Zealand đã ghi nhận nhiều thay đổi đáng kể trong khía cạnh kinh tế.

Mỹ giờ mới áp dụng thanh toán tức thì (Nguyễn Vũ): Điều khó tin nhưng có thật: mãi đến ngày 20-7 vừa rồi, Cục Dự trữ liên bang Mỹ mới đưa vào vận hành hệ thống thanh toán tức thì FedNow, cho phép người dân và doanh nghiệp chuyển khoản ngay giữa các ngân hàng theo thời gian thực. Vấn đề là nhiều ngân hàng Mỹ vẫn chưa muốn tham gia.

Xin đừng high-tech quá (Nguyễn Vũ): Phóng viên tờ New York Times kể lại trải nghiệm sử dụng các tiện ích công nghệ hiện đại trong các khách sạn đời mới và đi đến kết luận: chưa chắc hiện đại quá đã hay, và mong chủ khách sạn đừng yêu cầu khách tải ứng dụng của khách sạn về máy mới điều khiển được các chức năng bình thường trong phòng.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới