(KTSG) - Nghị định 13/2023/NĐ-CP đã thiết lập một hành lang pháp lý về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. Đối với các tập đoàn đa quốc gia, đây là các tổ chức lớn của nền kinh tế, có đặc điểm là lượng dữ liệu phải xử lý rất lớn, đồng thời có trách nhiệm phải đảm bảo sự tuân thủ đối với quy định về bảo vệ dữ liệu tại tất cả quốc gia mà tập đoàn có hoạt động kinh doanh.
Đã nên bàn chuyện kiểm soát AI chưa? (mục Ý kiến): Song song với nhiều tin tức về các bước đột phá trong khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) thì cũng có nhiều cảnh báo về các mối nguy AI có thể đem lại cho nhân loại. Mới đây nhất 28 nước, trong đó có những nước đi đầu trong lĩnh vực AI như Mỹ, Trung Quốc đã ngồi lại tại Anh để cùng nhau bàn bạc các chính sách hạn chế rủi ro do AI gây ra.
Luật Đất đai và tư duy chính sách (An Nhiên): Sau thời gian dài chuẩn bị, đến giờ cũng chưa rõ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có được trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 6 này hay không. Tuy nhiên, điều có thể thấy rõ là “làm chính sách” và thống nhất chính sách trước khi bắt tay soạn luật vẫn là điểm yếu trong công tác làm luật hiện nay.
Thị trường chứng khoán Việt Nam khó vượt cận biên: Luật và Lệ… (Huy Nam): Những thực tế kém tương thích liên quan đến độ vênh luật lệ hành xử và kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành tồn tại lâu nay là nguyên nhân nội tại góp phần làm cho thị trường khó vượt số phận cận biên.
Để thị trường phục hồi, ngành bất động sản phải thay đổi (Hoàng Hạnh): Dùng vốn vay càng nhiều để cùng lúc phát triển rất nhiều dự án thì càng có khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận. Đây là quan điểm đầu tư của không ít doanh nghiệp bất động sản trong thời gian qua. Nhưng theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, một chuyên gia kinh tế, tình hình thị trường bất động sản từ này về sau sẽ không còn như trước và cũng không còn đất sống cho kiểu đầu tư kể trên.
Những con số cho thấy đa số người dân thu nhập không đủ sống (Bùi Trinh): Thu nhập của đa số người dân không những không có để dành mà còn phải đi vay một phần để tiêu dùng! Đây là tín hiệu khá xấu. Không những thế, nó còn cho thấy việc GDP tăng cao hầu như không có ý nghĩa với người dân.
Liệu mai này sông Sài Gòn có được như Chao Phraya? (Nguyễn Minh Hòa): Hầu hết các thành phố lớn đều có một dòng sông chảy ngang qua nhưng không phải dòng sông nào cũng được khai thác vào mục đích kinh tế và đa chức năng như cách Chao Phraya thành công.
Trung Quốc giảm tăng trưởng tác động thế nào tới Việt Nam? (TS. Phạm Sỹ Thành): Nếu năm tới kinh tế Trung Quốc không tốt, khủng hoảng bất động sản, thất nghiệp hàng loạt thì nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá. Trường hợp này Việt Nam sẽ cần phải có biện pháp giảm sốc đến từ tỷ giá chịu sức ép lớn.
Những tín hiệu trái chiều trong bức tranh kinh tế Trung Quốc (Song Thanh): Theo IMF, sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản và nhu cầu bên ngoài yếu đi sẽ tiếp tục làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
VN-Index cần sự điều chỉnh tích lũy cho đà hồi phục vững chắc hơn! (Thanh Thủy): Về xu hướng thị trường chứng khoán, một vài phiên điều chỉnh thêm sẽ là điều cần thiết để chỉ số VN-Index tích lũy trở lại quanh khu vực 1.090-1.100 điểm, tạo tiền đề cho đà hồi phục vững chắc hơn.
Chứng khoán, tài khoản ảo và câu chuyện làm giá (Triêu Dương): Có lẽ sau MBS, nhiều công ty chứng khoán cũng sẽ tiến hành đóng các tài khoản không phát sinh giao dịch trong một thời gian dài. Nếu vậy, trong tháng 11 này, có thể số tài khoản giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục sụt giảm.
Từ kết quả kinh doanh quí 3 của các ngân hàng… (Linh Trang): Tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) giảm so với cùng kỳ và chất lượng tài sản đi xuống là những nét nổi bật trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 3-2023 của các ngân hàng.
Phân hóa lãi suất cho vay (Triệu Minh): Về cơ bản, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng có sự chênh lệch và phân hóa là tất yếu, khi mỗi ngân hàng sẽ có những lợi thế riêng biệt cùng với cơ cấu vốn đầu vào khác nhau, do đó chi phí vốn cũng có sự khác biệt lớn.
Quyền riêng tư tại Việt Nam: đừng chỉ là “tiêu chuẩn kép” (Huỳnh Thiên Tứ): Suy cho cùng, quyền riêng tư, dù nghe hào nhoáng đến mấy, cũng chỉ là một khái niệm trên giấy. Nếu ta không chịu khó tập tành những thói quen mới trong đời sống số, thì riêng tư mãi mãi chỉ là một giá trị lý tưởng, một thứ “tiêu chuẩn kép” giữa lý thuyết và thực tế mà thôi.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhìn từ hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam (Vương Phụng - Mai Nguyễn Dũng): Về khía cạnh thực thi các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam, không ít các tổ chức, doanh nghiệp, bằng chi phí của mình, nỗ lực thực hiện tuân thủ quy định pháp luật nhưng không có được cái nhìn đúng đắn và sự hợp tác từ chính bản thân các chủ thể dữ liệu.
“Tài sản hóa” dữ liệu tại Việt Nam: tại sao mãi dùng dằng? (Đào Trọng Khôi): Các nhà làm luật hiện nay chưa thể thống nhất rằng dữ liệu có nên được ghi nhận là tài sản và hậu quả pháp lý của việc ghi nhận đó. Thậm chí, nếu dữ liệu là tài sản, nên áp dụng quy chế về vật hữu hình hoặc quyền vô hình (như tài sản trí tuệ), hay phải xây dựng một loại mới cho chúng?
Từ Tokyo đến San Francisco: IPEF giúp Mỹ xoay trục châu Á? (Nguyễn Lư Tấn Giang): Có thể nói, châu Á là mặt trận kinh tế trọng điểm, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là phòng tuyến, IPEF là “khí tài” hỗ trợ tích cực cho Mỹ từng bước hoàn thành mục tiêu của đại chiến lược “xoay trục châu Á”.
Chuyện mở tiệm cà phê (Nguyễn Quang Bình): Danh sách các bạn trẻ thích chuyển từ các nghề khác, kể cả những công việc nhàn nhã nhất, để sáng sáng chiều chiều có dịp tiếp xúc với khách hàng, thưởng thức mùi vị cà phê càng lúc càng dài, càng đông…
Đến những chai sữa cũng dần “xanh” (Huỳnh Ngọc Như): Ở đâu có đàn bò chăn thả tự nhiên, Hanimi Dairy đều muốn đến đó phát triển điểm sản xuất, phân phối sản phẩm của mình bởi uớc mơ của Trà My là có đến 63 “milkman” khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Mỹ phẩm Thái Lan xài chiêu “hàng nhỏ, giá rẻ” để đánh bật đối thủ (Ricky Hồ): Các hãng mỹ phẩm Thái Lan đang đẩy mạnh tốc độ xâm nhập thị trường Việt Nam và các nước châu Á khác. Họ nối bước câu chuyện thành công các hãng đối thủ Hàn Quốc và Trung Quốc với chiến lược món hàng nhỏ, giá cả phải chăng.
Làm việc nhiều giờ hay làm việc thông minh? (Lê Hoài Ân): Chăm chỉ làm nhiều hay lựa chọn làm ít mà hiệu quả luôn là câu hỏi tranh luận từ rất lâu. Bài viết sẽ chia sẻ cho chúng ta một góc nhìn về việc tại sao làm việc nhiều giờ là cần thiết.
Nói với nhau về trường học hạnh phúc (Nguyễn Minh Hòa): Trường học hạnh phúc không chỉ cần các tiêu chí, giải pháp rời rạc mà cần một nền tảng các nguyên tắc tạo nên giá trị cốt lõi và là kim chỉ nam cho hành động.
Cười với người nhà quê! (Trần Thanh Bình): Những nụ cười vẫn ran ran đầu thôn cuối xóm, hóa giải đi bao thứ phiền muộn hay âu lo cho thời tiết mùa vụ theo cách diễn tả trong câu kết của một bài ca dao độc đáo được học từ thời niên thiếu: Chớ than phận khó ai ơi. Còn da lông mọc còn chồi nảy cây.
Sáng chế trong trường đại học - lằn ranh khó phân định về chủ sở hữu (Lê Vũ Vân Anh): Một trường đại học muốn sở hữu một sáng chế do nhân viên mình tạo ra không hề dễ dàng vì hoạt động nghiên cứu trong môi trường học thuật, đặc biệt ở các nước phát triển, có nhiều điểm khác biệt với môi trường tư nhân.
Đừng đổ lỗi cho nhà khoa học! (Lâm Nghi): Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, việc một nhà khoa học được một tổ chức nghiên cứu cấp kinh phí để thực hiện công trình nghiên cứu là hoàn toàn bình thường. Các hoạt động này chẳng phải đều xuất phát từ bản chất nêu trên: nhận lợi ích tài chính từ một bên để thực hiện hoạt động sáng tạo vì lợi ích của bên đó hay sao?
Thu ơi, Sài Gòn! (Huỳnh Văn Mỹ): Có lẽ mùa thu Sài Gòn được nhận ra rõ nét, tạo nên những cảm xúc sâu đằm với những người ở miền xa đến - nhất là từ miền ngoài, nơi có mùa thu với gió heo may, ngày với tiếng chim chành chạch (chàng ràng), đêm với tiếng vạc ăn sương.
Giá vé máy bay sẽ ngày càng đắt đỏ (Lạc Diệp): Các hãng hàng không đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ khi sự bùng nổ du lịch toàn cầu giúp giữ giá vé máy bay ở mức cao. Và nhiều người tin rằng chi phí cho các chuyến bay sẽ còn đắt đỏ hơn nữa trong thời gian tới.
Thuê hay mua nhà? (Nguyễn Vũ): Thụy Sỹ là một trường hợp đặc biệt, nơi nhiều người dân chọn thuê nhà suốt đời thay vì cố gắng dành dụm mua nhà như nhiều nước khác. Chọn lựa này kéo theo những hệ lụy có thể giúp trả lời câu hỏi của nhiều người: mua nhà - thuê nhà, cái nào lợi hơn?
Rủi ro địa chính trị cho thị trường khí đốt ở châu Âu (Nguyễn Phán): Dầu được coi là loại tài sản mang tính kinh tế vĩ mô và quan trọng từ góc nhìn địa chính trị. Nó thường bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, chính sách tiền tệ và sức khỏe của nền kinh tế. Khí đốt thì thường bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến động trong một khu vực nhất định vì vận chuyển khí đốt thường phức tạp hơn là vận chuyển dầu. Nhưng với chuỗi cung ứng hiện tại, khí đốt cũng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi các sự kiện toàn cầu.
Mời bạn đọc đón xem!