Thứ ba, 7/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG Số 1-2024: Từ khóa nào cho năm 2024?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Năm 2024 đã bắt đầu. Chúng ta đã chính thức bước vào một năm được cho là có nhiều bất ổn cũng như sự bất ngờ. Những chuyện ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta thì chúng ta chỉ có cách nhận thức sự tồn tại của nó cũng như khả năng xảy ra, có sự chuẩn bị để thích ứng, và hành động một cách nhanh nhẹn. Cầu mong cho chúng ta chân cứng đá mềm.

Cần mạnh tay với các nơi dung túng tin giả (mục Ý kiến): Cần làm như EU, phạt thật nặng các sai phạm của các mạng xã hội mà chúng ta xác định được, sao cho họ phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để rà soát kỹ hơn tin giả.

Vũ điệu của vàng - Cần một cách tiếp cận khác? (Thụy Lê): Chính sách tích trữ vàng dường như an toàn hơn xét theo dài hạn, đó cũng là lý do mà ngày càng nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đa dạng hóa dự trữ ngoại hối bằng cách liên tục mua vàng trong những năm qua. Đến các tổ chức còn như vậy, người dân ưa thích tích trữ vàng cũng là điều dễ hiểu.

Công ty chứng khoán bị “tuýt còi” và băn khoăn về kỷ luật thị trường (Lưu Minh Sang): Với quy định hiện hành, pháp luật không có giới hạn quyền huy động vốn của CTCK thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư hay hợp đồng vay tiền của khách hàng dưới tư cách là một quan hệ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Vì lý do này, nên có quan điểm cho rằng, mặc kệ cảnh báo của UBCKNN, các CTCK vẫn có thể né được “khẩu lệnh” của trọng tài và làm theo một cách khác, tinh vi hơn.

Dẫn dắt kinh doanh online theo con đường liêm chính… (Hoàng Hạnh): Một nền kinh tế muốn có nền tảng, căn cơ để phát triển tốt thì phải tạo điều kiện tối đa và bảo vệ những doanh nghiệp, doanh nhân chân chính. Đó là trăn trở của TS. Huỳnh Thanh Điền, trường Đại học Nguyễn Tất Thành khi trao đổi với KTSG về câu chuyện hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ được rao bán công khai trên các nền tảng mạng xã hội và nền tảng thương mại điện tử.

Nhìn lại tình hình kinh tế 2023 (Bùi Trinh): GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 đô la, tăng 160 đô la so với năm 2022. Với tình hình tăng trưởng GDP của Việt Nam sớm chậm lại như vậy sẽ rất khó đuổi kịp những nước phát triển trong khu vực và có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

2024 - Chặng đường lắm chông gai? (Bài An Nhiên): Số liệu về tình hình doanh nghiệp năm 2023 và những dự đoán kém lạc quan của chuyên gia về kinh tế thế giới cũng như Việt Nam cho thấy chặng đường phía trước sẽ lắm chông gai, buộc “người lữ hành” doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng trên nhiều phương diện.

Từ khóa nào cho năm 2024? (TS. Võ Đình Trí): Năm 2024 theo phân tích và nhận định của nhiều tổ chức có ảnh hưởng sẽ là một năm khó khăn hơn cho kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế lớn. Trong bối cảnh như vậy, có lẽ người dân, doanh nghiệp, và chính phủ cần xác định cho mình những từ khóa cho hành động: Awareness (Nhận thức), Adapt (Thích ứng), Agile (Nhanh nhẹn).

Dự cảm thế giới 2024: chính trị nóng, kinh tế nguội (Hồ Quốc Tuấn): Có thể lý do khiến nhiều nhà phân tích tài chính chú ý nhiều hơn về địa chính trị vào những ngày cuối năm 2023 xuất phát từ chính lịch sự kiện năm 2024 của họ. Tờ Economist có một bài viết tựa đề “2024 là năm bầu cử lớn nhất lịch sử”.

VN-Index và những kỳ vọng mới trong năm 2024! (Thanh Thủy): Đa số các tổ chức lớn đều dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường có thể đạt mức hai chữ số trong năm 2024. Ngoài ra, kỳ vọng về việc vận hành KRX và mục tiêu nâng hạng thị trường vẫn được bảo lưu. Vì vậy, nhiều nhận định cho rằng định giá thị trường đang ở mức hợp lý và là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn.

Chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ và chứng khoán Việt Nam (Triêu Dương): Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11-2024. Quá khứ cho thấy các thị trường tài chính toàn cầu thường biến động mạnh bởi những diễn biến của sự kiện này. Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào?

Thách thức sử dụng vốn hiệu quả sau “cuộc đua” tăng vốn của các công ty chứng khoán (Linh Trang): Vào những tháng cuối năm 2023, cuộc đua tăng vốn giữa các công ty chứng khoán vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt!

Ngân hàng 2024 - Trọng tâm là xử lý nợ xấu? (Triệu Minh): Khó khăn từ nợ xấu và tăng trưởng tín dụng chậm phần nào được bù đắp bởi mặt bằng lãi suất không ngừng đi xuống trong năm 2023. Năm 2024, ngành ngân hàng có thể đối mặt với những thách thức quan trọng nào?

Cần chính sách thúc đẩy phát triển AI tại Việt Nam (Nguyễn Lan Phương): Cách đây tròn 10 năm, trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được xác định là một trong những công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển tại Việt Nam. Giờ đây, trong bối cảnh AI tiến những bước mới, đã đến lúc, Việt Nam cần có những chính sách cụ thể để thúc đẩy sự phát triển này.

Vì sao dự án công trình điện lực triển khai chậm tiến độ? (Từ Vũ Hãn): Hiện nay, ngành điện đang đầu tư nhiều dự án nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao của đất nước. Tuy nhiên, quá trình đầu tư xây dựng công trình điện gặp không ít khó khăn, dẫn đến chậm tiến độ, ảnh hưởng đến chương trình an ninh năng lượng quốc gia, nền kinh tế, an sinh xã hội và mục tiêu phát triển của Chính phủ.

Lợi thế của Việt Nam trong cuộc đua gia nhập chuỗi bán dẫn (Phan Đình Mạnh): Bằng những cách khác nhau, các nền kinh tế mới nổi tích đẩy mạnh chiến lược cạnh tranh với mong muốn tiến sâu vào ngành bán dẫn - ngành công nghiệp quan trọng với thế giới hiện nay. Sự đối đầu giữa hai cường quốc trong ngành là thời cơ cho các nước thâm nhập chuỗi cung ứng đang có sự sắp xếp lại này.

“Mở khóa” để kết quả hòa giải thành được tự nguyện thi hành (Trần Quốc Thái - Nguyễn Thị Kim Thanh): Xu hướng ngày nay cho thấy hòa giải thương mại là một cách hiệu quả để giải quyết tranh chấp và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài. Vấn đề là làm thế nào để tăng khả năng các bên tự nguyện cùng nhau thực hiện kết quả hòa giải thành công?

Nghiên cứu tâm lý và… nhãn hiệu (Thiên Kim): Tâm lý khách hàng luôn là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong một chiến lược phát triển nhãn hiệu hiệu quả.

Muôn màu quảng bá thương hiệu (Nguyễn Lương Sỹ): Bộ nhận diện thương hiệu không phải đơn thuần chỉ là tập hợp các bản thiết kế về logo, kiểu dáng, màu sắc… gắn với sản phẩm. Giá trị của chúng chính là tạo được ấn tượng tốt, từ đó có chỗ đứng trong mắt người tiêu dùng.

Để cà phê Việt Nam thực sự “lấp lánh”? (Nguyễn Quang Bình): Cà phê - một ngành hàng nông sản xuất khẩu đạt trên 4 tỉ đô la - thật xứng đáng góp một phần nhỏ của riêng mình làm nên “trụ đỡ” chung của nền kinh tế cả nước là nông nghiệp! Nhưng để cà phê Việt Nam thực sự “lấp lánh”, ngành này thực sự cần cải thiện nữa.

The New York Times kiện OpenAI và Microsoft: Vòng bảo hộ quyền tác giả có bị lung lay? (Hồ Minh Thành): Ở vụ kiện mới đây của The New York Times, liệu OpenAI và Microsoft có vi phạm quyền tác giả hay không khi chỉ sử dụng các tác phẩm đã xuất bản như một nguồn cho việc trả lời các câu hỏi trên chatbot?

Tiệm bánh mì Việt và thói quen an toàn vệ sinh thực phẩm (Hồ Nguyên Thảo): Phết bơ trứng tươi cho bánh mì thêm thơm ngon là chuyện rất đỗi bình thường ở các tiệm bánh mì Việt tại Việt Nam cũng như ở bất cứ tiệm bánh mì Việt nào ở xứ kangaroo nhưng câu chuyện thưởng thức không phải lúc nào cũng trọn vẹn, nếu xét ở góc độ an toàn thực phẩm.

Cuộc chiến tác quyền với GenAI: Chọn đọc ChatGPT hay đọc báo? (Phan Ngọc Trâm - Võ Thu Hương): Đứng trước cuộc chiến pháp lý tác quyền nóng hơn bao giờ hết, đâu là lối đi hợp lý cho chương trình GenAI và liệu luật bản quyền có đủ vững chãi để bảo vệ chủ sở hữu và tác giả?

Mình phải là hạt giống tốt (Vũ Thị Huyền Trang): Chúng ta đều phải là hạt giống tốt, gieo xuống đâu cũng sẽ nảy mầm…

Nội lực đến từ nỗ lực cá nhân (Nguyễn An Nam): Nội lực tinh thần của một người trẻ vững vàng giúp họ đối diện với một đời sống hiện đại nhiều áp lực, thử thách. Thế nhưng nội lực tinh thần vốn dĩ không sẵn có, cũng không dễ có được nếu không biết cách xây dựng và trau dồi.

Đừng gán ghép mê tín dị đoan cho Phật giáo! (Lâm Nghi): Sự linh động trong các phương thức truyền bá đã dẫn đến “tác dụng phụ” là những cách hiểu sai lạc, xuyên tạc triết lý của Đức Thích Ca Mâu Ni. Điển hình là các hình thức mê tín dị đoan dần len lỏi vào trong tư tưởng của một số phật tử, thậm chí cả một số chùa chiền.

Lao xao tiếng chợ - kỳ 2: Đến chợ thanh tẩy tâm hồn (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Chợ ở miền núi, nhất là đối với người Mông, không chỉ là nơi mua bán mà là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Người ta xuống chợ để chơi, để thanh tẩy tâm hồn.

Về miền Trung (Trần Thanh Bình): Nội lực tinh thần của một người trẻ vững vàng giúp họ đối diện với một đời sống hiện đại nhiều áp lực, thử thách. Thế nhưng nội lực tinh thần vốn dĩ không sẵn có, cũng không dễ có được nếu không biết cách xây dựng và trau dồi.

Giá cước từ châu Á đi châu Âu sẽ tăng “kịch tính” (Nguyễn Bảo Quốc): Khoảng 20% số lượng container toàn cầu được vận chuyển qua eo biển Bab-el-Mandeb nối với kênh đào Suez. Khủng hoảng tại “nút thắt cổ chai” giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và do đó giá cước vận tải bằng đường biển từ châu Á đi châu Âu sắp tới có thể tăng vọt.

Đỉnh mới của giá vàng sẽ là 2.400 đô la? (Lạc Diệp): Sau một năm 2023 đầy biến động, các nhà đầu tư đang tiếp tục kỳ vọng vào mức giá vàng cao kỷ lục trong năm 2024.

Triển vọng các đồng tiền chủ chốt trong năm 2024 (Song Thanh): Đô la Mỹ được dự báo đối mặt với nguy cơ suy yếu trong năm 2024, trong khi các đồng tiền châu Á như yen Nhật và nhân dân tệ có thể hướng tới một sự phục hồi mạnh mẽ.

Mời bạn đọc đón xem!

 

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới