Thứ ba, 7/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG Số 9-2024: Góc nhìn đa chiều về năng suất lao động

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Xuất phát điểm và đặc thù của mỗi nền kinh tế khác nhau thì tăng trưởng GDP của từng nước cũng khác nhau về nguyên nhân. Xác định được đâu là động lực chính cũng như rào cản sẽ giúp cho mỗi nước có một chiến lược phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình, cũng như thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới.

Ẩn số thị trường trái phiếu (mục Ý kiến): Trong năm 2024, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn thanh toán lên đến hơn 310.000 tỉ đồng. Trong số những doanh nghiệp phát hành có trái phiếu tới hạn thanh toán, ngành ngân hàng với 29,7% tổng giá trị có lẽ sẽ giải quyết được không mấy khó khăn, nhưng với các doanh nghiệp còn lại thì sẽ là thử thách thực sự.

Một góc nhìn đa chiều về năng suất lao động (TS. Võ Đình Trí): Năng suất lao động, tùy thuộc vào cách tính sản lượng đầu ra và lao động đầu vào mà có những cách tính khác nhau.

Thị trường bất động sản sau một năm nữa (Trương Trọng Hiểu): Khoảng đầu năm 2025, cả ba luật là Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, mọi sự chuẩn bị cũng như tiên lượng về thị trường bất động sản với sự hiện diện của các quy định mới có thể bắt đầu từ bây giờ.

Thách thức với chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại (Nguyễn Thị Thanh Xuân): Hướng tới mục tiêu xây dựng một thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 mở rộng các hình thức huy động vốn của chủ đầu tư như tiền trả chậm, trả dần của khách hàng… Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng có nhiều thách thức phải đối mặt.

Luật Nhà ở mới có thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội? (An Nhiên): Nhiều ý kiến cho rằng, Luật Nhà ở (sửa đổi) quy định đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở xã hội, do đó giúp tăng nguồn cung và việc mua, thuê cũng thuận lợi hơn. Về mặt lý thuyết là như vậy, còn thực tế ra sao thì vẫn phải đợi thời gian trả lời!

Sửa Nghị định 24/2012 và mô hình vận hành thị trường vàng hợp đích (Hoàng Hạnh): Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, trong quá trình thảo luận, góp ý cho Nghị định 24/2012, các chuyên gia đã đặt ra vấn đề làm sao để xây dựng và phát triển thị trường vàng theo kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đã đến lúc cần phải tìm ra được lời giải phù hợp.

Hiệu quả của tiêu dùng cuối cùng ở nông thôn hơn hẳn thành thị (Bùi Trinh): Người dân Việt Nam từ bỏ sở trường gắn với trồng trọt, chăn nuôi có từ lâu đời để trở thành công nhân và người thành thị. Khi sở trường không được phát huy trong khi buộc phải sử dụng sở đoản thì rủi ro thất bại khá cao.

Dùng AI có trách nhiệm trong thiết kế sáng tạo (Nguyễn Hoàng Nam): Kể từ khi ra đời, công nghệ AI đã thay đổi và định hình lại sự phát triển của nhiều ngành, nghề, trong đó có thiết kế sáng tạo. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức dành cho con người về tư duy đổi mới trong các tác phẩm thiết kế.

AI tạo sinh xáo trộn tương lai giới văn nghệ sĩ (Lê Thiên Hương): AI tạo sinh đang chứng tỏ khả năng lấn sân sang một lĩnh vực vốn chỉ dành cho con người là sáng tạo văn học, nghệ thuật. Đối với các nghệ sĩ, nhà sáng tạo cũng thế, nếu như công nghệ mới tạo ra những đe dọa cho tương lai, thì cũng xuất hiện vô số những cơ hội mới để nắm bắt.

Chuyện khai thác nickel ở Indonesia (Hồ Nguyên Thảo): Từ một nước sản xuất và xuất khẩu quặng nickel thô, Indonesia đã leo cao hơn trong chuỗi giá trị của ngành luyện kim và sắp tới là trung tâm của sản xuất xe điện của cả Đông Nam Á.

Hàn Quốc và cuộc tranh luận “65 chưa phải là già” (Ricky Hồ): Câu chuyện độ tuổi nào được hưởng các phúc lợi xã hội theo luật định đang được thảo luận sôi nổi khắp Hàn Quốc. Cuộc tranh luận đang lan sang lĩnh vực chăm sóc y tế người già và rồi vấn đề lao động nhập cư ở nước này.

VN-Index “rung lắc” ngắn hạn hay điều chỉnh kéo dài? (Thanh Thủy): Sau khi tăng mạnh lên vùng đỉnh ngắn hạn hồi tháng 9-2023, chỉ số VN-Index đã có tuần giao dịch biến động mạnh. Mặc dù vậy, VN-Index vẫn kết tuần từ 19 đến 23-2-2024 với sự tăng điểm nhẹ so với phiên cuối tuần trước đó, khi dừng ở mức 1.212 điểm.

Chứng khoán tháng 3 - Săn cơ hội ở cổ phiếu vốn hóa nhỏ? (Triêu Dương): Áp lực chốt lời đang ngày càng gia tăng, khi thị trường đã trải qua chuỗi tăng điểm ấn tượng trong hai tháng qua với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực dẫn dắt quan trọng. Liệu đợt điều chỉnh có diễn ra và dòng tiền có luân chuyển tìm kiếm cơ hội ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu có vốn hóa nhỏ hơn?

Kỳ vọng “người khổng lồ” ngành sữa thức giấc! (Linh Trang): Với những đổi mới trong hoạt động kinh doanh thời gian gần đây, giới đầu tư đang kỳ vọng “người khổng lồ” ngành sữa Vinamilk sẽ sớm trở lại đường đua như là một cổ phiếu được ưa thích về mặt cơ bản, có thể tự tin nắm giữ trong dài hạn của cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức.

Tỷ giá, lãi suất bất ngờ “nhảy nhót” trở lại (Triệu Minh): Biến động tăng mạnh của lãi suất trên thị trường liên ngân hàng được kỳ vọng chỉ mang tính nhất thời, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng vẫn đang yếu trong giai đoạn đầu năm. Thực tế, sự chú ý lớn hơn nằm ở diễn biến tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng, khi có mức tăng đáng kể trong hai tháng nay.

Tăng cường sức cạnh tranh cho tiểu thương và chợ truyền thống (Hoàng Việt): Bối cảnh kinh doanh thật khốc liệt khi các siêu thị và chuỗi cửa hàng dần lấy đi thị phần của chợ truyền thống, khi nền kinh tế vẫn chậm phục hồi và khi thế giới thay đổi mỗi ngày một nhanh đặc biệt nơi ba lĩnh vực công nghệ, thương mại và thời tiết. Và đây là lúc cần tăng cường sức cạnh tranh cho tiểu thương và chợ truyền thống.

ASEAN 2024 - Nước nào cũng muốn tăng tốc (Nguyễn Văn Mỹ): Dù có rất nhiều nỗ lực, du lịch ASEAN năm 2023 vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn. Năm 2024, du lịch ASEAN được cho là sẽ cạnh tranh quyết liệt trong việc giành thị phần.

Vé điện tử trong du lịch: Tiết kiệm thời gian, thuận tiện quản lý (Song Nghi): Hình ảnh khách tham quan phải xếp hàng rồng rắn trước quầy bán vé tại các điểm tham quan thường thấy vào thời gian cao điểm đông du khách như lễ, Tết đã hầu như không còn tại các nơi có trang bị hệ thống vé điện tử. Không chỉ có du khách đỡ mất thời gian mà việc bán vé và soát vé cũng đỡ tốn công hơn.

Số hóa đưa bảo tàng đến gần với du khách (Huỳnh Ngọc Như): Vốn được xem là “vùng trũng” trong các hoạt động du lịch văn hoá, tuy nhiên bằng sự chuyển mình ngành bảo tàng đang tạo dựng cho mình vị thế, dần trở thành địa chỉ hấp dẫn với du khách nhờ thích ứng nhanh với xu hướng số hóa.

Khi du lịch không chỉ là đi và ở (Đỗ Ân): Du lịch trực tuyến đang dần thay đổi thói quen của du khách trên các hành trình, đồng thời định nghĩa lại cách doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm cho khách hàng tại các điểm đến. Với sự tiện lợi của công nghệ, du lịch hiện đại không chỉ gói gọn trong chuyện ở hay đi.

Bản chất pháp lý của dịch vụ tạm ứng lương linh hoạt theo quy định pháp luật Việt Nam (Nguyễn Thị Thùy Dung): Ở Việt Nam, dịch vụ tạm ứng lương linh hoạt bắt đầu được sử dụng từ năm 2019 với các ứng dụng như GIMO, Vui App, Ekko... Mô hình này giúp giải quyết điểm hạn chế trong lối trả lương truyền thống theo tháng ở các doanh nghiệp nhưng cho đến nay, Nhà nước vẫn chưa ban hành các chế định riêng để điều chỉnh loại hình dịch vụ này.

VIFA 2024 với những cuộc nói chuyện đậm chất “vào việc ngay” (Hữu An - Amy Nguyễn): Để con đường có thêm hoa thơm và trái ngọt, các doanh nghiệp đồ nội thất và mỹ nghệ cần nâng tầm sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu về tay những chứng chỉ cần thiết, bao gồm cả sự độc quyền về kiểu dáng, bởi ai lại không muốn sự độc nhất?

Thêm cho con nhiều trải nghiệm “không đồng” (Lê Dung): Phải chăng, trẻ con lại hiểu biết và sâu sắc hơn chúng ta? Khi chúng không cần nhiều vật chất để hạnh phúc? Khi chúng chỉ cần bản thân, cha mẹ, bạn bè thật sự “có mặt” cùng chúng trong khoảnh khắc “ở đây và ngay bây giờ”, là đủ thấy vui rồi. Phải chăng, ta đang áp những mong muốn của bản thân lên con cái, mà không biết chúng thực sự cần gì?

Đã là phong tục mới? (Nguyễn An Nam): Cuối năm vừa qua, lúc kinh tế khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp đã chật vật xoay xở tiền thưởng Tết tượng trưng cho nhân viên kèm theo một, hai cuốn sách mang thông điệp nuôi dưỡng cảm hứng và vun bồi nghị lực tích cực cho một năm mới. Cũng có những công ty chọn sách làm món quà lì xì nhân viên đầu năm thay cho tiền.

“Nông dân giàu thì nước ta giàu” (Huỳnh Kim): Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nhà khoa học Việt Nam đầu tiên nhận Giải thưởng VinFuture 2023, thường nhắc lại câu nói của Bác Hồ: “Nông dân giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”…

Đêm kỳ diệu của âm nhạc (Nữ Lâm): Thực khó để hình dung các danh ca như Bob Dylan, Ray Charles, Lionel Richie, Michael Jackson, Stevie Wonder, Paul Simon, Tina Turner, Billy Joel, Diana Ross… và hàng loạt tên tuổi của làng nhạc pop thập niên 1980 xuất hiện cùng nhau trong một phòng thu để cất tiếng ca bài hát We Are The World, từ tối muộn cho tới rạng đông.  

Chỉ một ly vang, có tốt không? (Nguyễn Vũ): Trong một thời gian dài, mọi người kháo nhau chỉ uống một cốc rượu vang với bữa ăn là rất có lợi cho sức khỏe, nhất là cho tim mạch. Đến những năm gần đây, huyền thoại này bị sụp đổ, các bác sĩ khẳng định rượu, dù chỉ một ly, dù là rượu vang, đều có hại.

Nvidia thúc đẩy làn sóng đầu tư vào cổ phiếu bán dẫn và AI (Lạc Diệp): Những kết quả kinh doanh vượt dự kiến của Nvidia đã thúc đẩy mạnh mẽ làn sóng đầu tư vào các cổ phiếu liên quan đến bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Làn sóng đầu tư này liệu có kéo dài?

Ván cược tỉ đô của Nhật Bản nhằm hồi sinh ngành bán dẫn (Song Thanh): Tokyo đang đổ hàng tỉ đô la vào ván cược dài hạn nhằm hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn từng một thời rất hùng mạnh.

 Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới