Đại dịch Covid-19 với chuỗi cung ứng bị đứt gãy đã tạo ra một làn sóng mới về sự dịch chuyển các nhà máy sang Việt Nam, trong đó ngành E&E (điện và điện tử) được đánh giá là một trong những ngành có sự dịch chuyển mạnh mẽ nhất.
Làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ
Đơn cử đó là các đại gia ngành công nghệ như Apple của Mỹ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. Tập đoàn Intel cũng mở rộng giai đoạn hai nhà máy kiểm định chip tại TPHCM tổng trị giá đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ. Đáng chú ý nhất hiện nay là Samsung đã dịch chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại của tập đoàn về Việt Nam và Ấn Độ. Hiện 60% sản lượng điện thoại thông minh của Samsung bán ra trên toàn thế giới là đang được sản xuất tại Việt Nam.
Làn sóng chuyển dịch này cũng đến từ cả người bạn “láng giềng” – Trung Quốc. Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã dẫn đầu về số dự án cấp mới vào Việt Nam với 632 dự án và tổng vốn hơn 3 tỉ đô la Mỹ (cao thứ 2 về vốn đăng ký).
Làn sóng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực E&E được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam mở rộng nhu cầu về sản xuất chính xác cao, thiết bị điện tử... và năng suất của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn khi bổ sung công nghệ, giải pháp mới trên toàn cầu. Đặc biệt, với sự hỗ trợ từ khu vực công và tư nhân, nhà sản xuất Việt Nam có thể đạt được năng suất cao và cải tiến trong sản xuất nhiều hơn với nguồn lực ít hơn, bắt kịp xu hướng chung của khu vực.
Đất lành chim đậu
Không phải ngẫu nhiên các doanh nghiệp lại lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư sau sự đứt gãy chuỗi cung ứng từ đại dịch Covid-19. Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được nguồn cung về lao động có trình độ cao, giá nhân công cạnh tranh với nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài là những điểm hút đầu tư vào Việt Nam thời gian qua.
Với các doanh nghiệp Trung Quốc, Việt Nam còn có chung đường biên giới, có nhiều tuyến giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, thậm chí là dây chuyền sản xuất. Trong đó, khu vực miền Bắc cũng thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn cả do có giá thuê khu công nghiệp rất cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam tích cực thực hành chính sách “mở cửa” thông qua các hiệp định tự do thương mại với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu cũng là một điểm khiến các nhà đầu tư đánh giá đây là mảnh đất “lành” để cắm chốt hoạt động.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã sẵn sàng để khai thác làn sóng chuyển dịch đầu tư từ ngành E&E. Ví như, để đón đầu nhu cầu xây dựng nhà máy điện tử trong ngành E&E, cách đây 4 năm NS BlueScope Việt Nam đã nghiên cứu và ra mắt dòng sản phẩm tiên phong trên thị trường dành riêng cho tấm sandwich panel – Colorbond for Panel – dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ mạ AM ma trận 4 lớp, có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn vượt trội, tích hợp thêm công nghệ chống vi khuẩn dành riêng cho phòng sạch – là không gian mà các thông số như hàm lượng bụi, vi khuẩn, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất cần được kiểm soát và khống chế ở một mức độ nhất định trong các nhà máy E&E. Sản phẩm thường được các nhà máy sử dụng để làm vách ngăn, vách bao che, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của ngành.
Có thể nói, làn sóng chuyển dịch nhà máy E&E từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc đang mở ra một cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước. Bắt kịp thời cơ sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp “mở” cánh cửa tiềm năng này.
Có thể bạn chưa biết, NS BlueScope là cha đẻ và là công ty xác lập các chuẩn công nghệ mạ được sử dụng tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, khi thị trường Việt Nam còn sơ khai với công nghệ mạ kẽm, BlueScope là công ty đưa vào sản phẩm tôn mạ nhôm kẽm (AZ). Từ năm 2019, NS BlueScope ra mắt công nghệ mạ AM Activate ma trận 4 lớp - công nghệ mạ vượt trội hơn hẳn so với mạ AZ (chỉ 2 lớp).
Công nghệ mạ AM của NS BlueScope là kết quả của hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển với hơn 20 bằng sáng chế bảo hộ toàn cầu. Thiếu đi 1 hoặc nhiều yếu tố liên quan đến các hạng mục của hơn 20 bằng sáng chế trong quá trình sản xuất, lớp mạ bảo vệ AM không những không tạo được ma trận 4 lớp bảo đảm khả năng chống ăn mòn vượt trội mà còn tạo ra lớp mạ dễ tổn thương hơn, bị ăn mòn sớm ngay từ khâu sản xuất, và chống ăn mòn yếu hơn.
Tôn mạ AM ma trận 4 lớp cũng được ứng dụng để làm vật liệu cho tấm sandwich panel, là vật liệu phù hợp nhất cho phòng sạch, vách ngăn và vách bao che của nhà máy ngành E&E nhờ khả năng chống ăn mòn vượt trội và chống sự sinh sôi của vi khuẩn.
Thế giới đang dịch chuyển qua Indo và Ấn Độ