Chủ Nhật, 15/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Số 25-2024: Trên hành trình thực hiện các quy chuẩn ESG

KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Các quy chuẩn ESG đang trở thành điều kiện bắt buộc để vào thị trường của doanh nghiệp lớn nhỏ toàn cầu. Và giữa một rừng hơn 600 khuôn khổ và tiêu chuẩn ESG trên thế giới và cả chục bộ tiêu chí tương tự ở Việt Nam, doanh nghiệp lại phải càng bình tĩnh chọn con đường của mình.

Ngân sách bội thu, nhưng không thể mừng! (mục Ý kiến): Đã từng nói nhiều đến việc sẽ kiên quyết bãi miễn hoặc điều chuyển cán bộ nào vì sợ sai, sợ trách nhiệm mà đùn đẩy, không chịu thực thi chức trách và nhiệm vụ của mình, nhưng đến nay hầu như vẫn chưa có ai bị xử lý. Nếu cứ tiếp tục tình trạng “giơ cao đánh khẽ” như vậy thì e rằng việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ còn tiếp tục bị trì trệ.

Tại sao việc viết giúp phát triển tư duy và tạo ra cơ hội? (Lê Hoài Ân): Việc viết ra giúp chúng ta có thể dễ dàng kết nối ý tưởng của mình với những phản biện từ người khác. Phản biện đóng vai trò quan trọng để giúp chúng ta vừa có thể hoàn thiện tư duy của mình về vấn đề đã viết, vừa giúp kết nối với các quan điểm tương đồng của những người xung quanh.

Còn nhiều việc phải làm “giờ G” (An Nhiên): Nếu được Quốc hội thông qua, Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và khoản 2, điều 209 của Luật các tổ chức tín dụng sẽ có hiệu lực từ ngày 1-8 tới đây, sớm hơn năm tháng so với quyết định trước đó. Trước “giờ G”, nhiều việc còn khá ngổn ngang, nhất là về điều kiện bảo đảm thi hành luật.

Phía sau diễn biến tăng trưởng cung tiền (Thụy Lê): Tổng phương tiện thanh toán (M2) hay cung tiền của nền kinh tế có sự biến thiên khá lớn trong những năm gần đây. Động lực nào đã tác động lên xu hướng này và có gì đáng lưu ý trong thời gian gần đây?

Kinh tế hồi phục, kịch bản nào cho chính sách tiền tệ? (Nguyễn Đức Hùng Linh): Chính sách tiền tệ và định hướng lãi suất trong năm 2024 cần phải rất linh hoạt theo hướng tăng dần lãi suất huy động tiền đồng để hỗ trợ ổn định tỷ giá, giảm bớt đầu cơ hình thành bong bóng tài sản trong khi cố gắng giảm, giữ hoặc tăng chậm lãi suất cho vay.

Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương hồi phục tốt hơn dự kiến (Trịnh Hoàng): Khác với các quốc gia phát triển vốn đang thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát, phần lớn các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Mong đợi gì khi Quốc hội giám sát tối cao về nhà ở xã hội (Cẩm Hà): Phát triển nhà ở xã hội muốn thành công phải có chiếc kiềng với đủ “ba chân”: nguồn vốn ưu đãi, chính sách phù hợp và thủ tục đơn giản, tường minh. Cuộc giám sát tối cao của Quốc hội về nhà ở xã hội trong năm 2024 liệu có mang đến chiếc kiềng này?

Đinh Thế Hiển: Nhà ở xã hội nhìn từ góc độ cung - cầu (Hoàng Hạnh): Chúng ta hãy tìm giải pháp phù hợp cho Hà Nội và TPHCM, theo hướng người lao động có chỗ ở đáp ứng các tiện ích cần thiết. Đây là hai địa phương có nhu cầu cấp thiết nhất về NƠXH và chúng ta phải xác lập được cách thức phát triển NƠXH chuẩn ở hai đô thị này.

VN-Index lại quay về vùng đi ngang tích lũy (Thanh Thủy): Về xu hướng của VN-Index, sau khi giảm điểm đầy bất ngờ trong hơn 30 phút cuối phiên ngày thứ Sáu tuần trước, chỉ số này hiện quay về vùng đi ngang tích lũy từ 1.250-1.293 điểm.

VN-Index và thử thách trước vùng 1.300 điểm (Triêu Dương): Không thể giữ mốc 1.300 điểm đạt được và giảm mạnh ngay sau đó, sự suy yếu của chỉ số VN-Index đang tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thiếu vắng các thông tin tích cực hỗ trợ.

Nhờ đâu cổ phiếu vận tải biển “nổi sóng”? (Linh Trang): Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH) hiện được đánh giá sẽ là một trong những hãng vận tải container được hưởng lợi lớn trong bối cảnh giá cước tăng nhờ số lượng tàu lớn và tuyến hoạt động đa dạng.

Vẫn bán ròng cổ phiếu, vì sao khối ngoại mua ròng trái phiếu trở lại? (Triệu Minh): Trong khi vẫn đang bán ròng trên thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư nước ngoài lại bất ngờ mua ròng trở lại trên thị trường trái phiếu trong tháng 5 vừa qua, giúp đảo chiều trạng thái từ bán ròng sang mua ròng tính chung cho năm tháng đầu năm nay. Điều gì đang dẫn dắt xu hướng này?

TPHCM có thể học gì từ kinh nghiệm khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông? (Võ Quốc Thắng): Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành khai thác cuối năm 2021 và đã để lại nhiều bài học cần được nhìn nhận, rút kinh nghiệm ở nhiều khía cạnh cho việc khai thác tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên và các tuyến đường sắt trong tương lai tại TPHCM.

Bản chất kinh tế tuần hoàn và những thách thức khi áp dụng ở Việt Nam (Trần Hương Giang): Các mô thức chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn cần được xem xét và đánh giá để có thể áp dụng vào nền kinh tế Việt Nam một cách thực chất.

Vì sao nhãn hiệu Pablo Escobar không thể được đăng ký nhãn hiệu châu Âu? (Lê Thiên Hương): Tòa án của Liên minh châu Âu ra quyết định rằng cái tên “Pablo Escobar” không thể được dùng để đăng ký nhãn hiệu châu Âu, vì “không phù hợp với trật tự xã hội và quy chuẩn đạo đức”. Pablo Escobar là tên của trùm buôn bán ma túy khét tiếng người Colombia, bị cảnh sát nước này bắn chết năm 1993.

Euro 2024 tác động thế nào đến kinh tế Đức (Lạc Diệp): Trong khi đội tuyển Đức tìm kiếm cơ hội vô địch tại kỳ Euro 2024 được tổ chức ngay trên sân nhà, nền kinh tế nước này cũng đang chờ đợi những cú hích từ ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu.

Euro 2024 - những điểm nhấn trong cuộc đua giữa các nhà tài trợ (Song Thanh): Euro 2024 không chỉ khiến cho các khán giả hâm mộ bóng đá trên toàn thế giới háo hức, mà còn đem đến cơ hội lớn cho những thương hiệu tham gia tài trợ giải đấu. Cuộc chạy đua của các nhà tài trợ năm nay có gì đáng chú ý?

Để làng chài được xanh bền vững (Nhân Tâm): Làng chài Nhơn Hải, thuộc xã Nhơn Hải nằm trên bán đảo Hải Giang, Bình Định đang vào mùa rong mơ nở rộ, khách đến làng nhiều lên trông thấy. Tuần vừa rồi, một vị lãnh đạo xã cho hay “khách đông lắm, những nhà nghỉ, homestay trong làng mấy ngày qua lúc nào cũng kín khách” nhưng trong cách “reo vui” của ông không giấu được phần lo lắng.

Đường sách sông Seine - “di sản sống của Paris” (Ngọc Trân): Những người bán sách cũ, cổ và hiếm, đã phản đối quyết định đóng cửa các quầy sách do lo ngại vấn đề an ninh liên quan đến Thế vận hội Mùa hè 2024 diễn ra vào cuối tháng 7 tới đây ngay tại thủ đô Paris.

Miên man tháng Sáu (Trần Thanh Bình): Chưa bao giờ nền báo chí có một nền tảng thuận lợi để phát triển khi các yếu tố nhanh, nhạy được phương tiện công nghệ tiếp sức tối đa như bây giờ. Những tiến bộ vượt bậc của một kỷ nguyên số đã góp phần làm nên diện mạo đặc trưng của rất nhiều tờ báo. Song, cùng với đó, là sự lạm dụng đó đây trong việc xử lý, phản ánh thông tin cũng không phải ít.

Tạp chí: Thú vui và lợi ích (Lê Hữu Huy): Phải chăng độc giả thời nay xem như thông tin là miễn phí và có sẵn ngay lập tức và không còn trân trọng những hiểu biết sâu sắc và những bài viết đăng trên tạp chí? Và một câu hỏi khác được đặt ra là trong bối cảnh đó tạp chí có thể tiếp tục “sống” nổi không và nếu có thì sẽ theo những hình thái hay cơ chế hoạt động ra sao?

Nguồn cát đắp nền đường vẫn bế tắc (Mục Đồng): Dù đã áp dụng cơ chế đặc thù cho các nhà thầu khai thác cát đắp nền đường, các công trình giao thông trọng điểm ở miền Đông và miền Tây Nam bộ vẫn tiếp tục bị thiếu cát, chưa tìm ra đủ nguồn cung ứng.

Cuộc chuyển giao giữa El Nino và La Nina (Anh Vũ): Biến đổi khí hậu thực sự đang làm trầm trọng thêm cường độ và tần suất các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới cùng những cơn mưa xối xả diễn ra trong kỳ La Niña kéo dài ba năm giữa 2020-2022, riêng năm 2020 đã có 357 người chết hoặc mất tích, thiệt hại về tài sản trên 39.960 tỉ đồng.

Từ câu chuyện giọng nói của Scarlett nghĩ về một loại vi phạm có chọn lọc (Nguyễn Ngọc Trâm): Chuyện Open AI thu thập giọng nói của người dùng hoặc tái tạo giọng nói các cá nhân khác nhau phục vụ cho tính năng “Sky” trong tương lai hẳn cũng đã được đội ngũ luật sư của chính Open AI dự đoán trước sẽ vấp vào nguy cơ kiện tụng và chỉ trích trên diện rộng như câu chuyện của Scarlet ở trên. Nhưng Open AI vẫn làm. Tại sao?

Cà phê: có nên giữ tâm lý chủ quan “mất mùa được giá”? (Nguyễn Quang Bình): Cà phê robusta Việt Nam, với tư cách là nước cung ứng chủ chốt chưa ai sánh kịp, rất dễ để lỡ nhịp nếu nhà vườn và các đại lý kinh doanh theo tâm lý “mất mùa” mà quên đi cảnh tỉnh. Vì rằng nơi đây mất mùa thì nơi khác vẫn ra hàng dồi dào.

Trên hành trình thực hiện các quy chuẩn ESG (Ricky Hồ): Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận các quy chuẩn ESG trong cách hiểu và ứng dụng, bởi đó cũng là cơ hội thị trường.

“Chuẩn xanh” chưa có, khó nói bền vững (Nguyễn Việt Dũng): Chuẩn xanh được xem là cần thiết, nhưng câu chuyện “rửa xanh” cũng được các chuyên gia cảnh báo sớm. Đó là vấn đề về độ tin cậy dữ liệu, tính minh bạch thông tin và chính xác trong hoạt động doanh nghiệp, nói nôm na là doanh nghiệp không thực hành xanh nhưng vẫn nói rằng mình có.

Trợ cấp thất nghiệp: Đúng quy định chưa chắc được hưởng (Nguyễn Thị Thùy Dung): Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), trong đó quy định người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc trường hợp nghỉ việc không cần thông báo trước.

Nhật Bản gặp nhiều thách thức trong việc thu hút lao động nhập cư (Ngân Diệp): Nhật Bản đang nỗ lực thu hút lao động nhập cư để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực do dân số già hóa. Tuy nhiên, các nỗ lực này đang phải đối mặt với không ít thách thức.

GDP thế giới vừa tăng thêm 7.000 tỉ đô la! (Nguyễn Vũ): Vào ngày 30-5 vừa qua, Ngân hàng Thế giới, theo cách nói của tờ Economist, như thể vừa tìm thấy thêm 7.000 tỉ đô la dưới gậm giường của thế giới. Đó là bởi sau khi xem xét mức độ giá cả ở 176 nước, tổ chức này phát hiện một khoản tiền dôi ra, bằng cả GDP của nước Pháp và Mexico mà người dân khắp thế giới có thể chi tiêu thêm.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới