Thứ bảy, 14/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Số 35-2024: Nhà ở xã hội ‘xanh’ – đường đi có khó?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Nhà ở xã hội vốn không là chuyện đơn giản, nay thêm các tiêu chuẩn “xanh” nữa thì liệu có vượt quá tầm tay của chủ đầu tư và người có thu nhập thấp hay không. Sau hơn một năm thực hiện, đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội đã đi được 15% mục tiêu số căn hộ, nhiều trong số này không ngờ đã đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường.

Bảo vệ tài sản dữ liệu (mục Ý kiến): Có thể nói thủ phạm đầu tiên dẫn tới nhiều cuộc lừa đảo chính là sự rò rỉ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu mà nhiều công ty, tổ chức như ngân hàng, bệnh viện, hãng viễn thông nắm giữ. Liệu Luật Dữ liệu đang được soạn thảo, góp ý, điều chỉnh để sớm được thông qua có ngăn chặn được sự rò rỉ này?

Bối rối với tài trợ lập quy hoạch (An Nhiên): Dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ kinh phí, hỗ trợ công tác lập quy hoạch. Dù khoản tài trợ này phải hòa vào ngân sách và các tổ chức, cá nhân không được tài trợ, thanh toán trực tiếp cho tổ chức tư vấn lập quy hoạch thì nỗi lo quy hoạch bị “nắn” vẫn lơ lửng ở đó...

Dịch vụ công trực tuyến: Những câu chuyện trên nhiều nẻo đường (Nguyễn Đức Lam): Tư duy “số” hàm ý dữ liệu, chia sẻ, kết nối dữ liệu là điều kiện tiên quyết, sống còn trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tư duy này cũng đòi hỏi sự tương tác giữa chính quyền và người dân trên các nền tảng số, giảm dần tương tác trực tiếp giữa người với người trong cung ứng và sử dụng dịch vụ công.

Không thể đồng nhất tài sản của doanh nghiệp là vốn nhà nước (Thái Mạnh Cường): Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, thay cho Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp ban hành năm 2014, dù đã được Chính phủ xem xét và cho ý kiến, nhưng vẫn còn nhiều điểm làm cho các doanh nghiệp lo lắng.

Làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ đang đến (Song Thanh): Hội nghị chuyên đề kinh tế thường niên ở Jackson Hole, bang Wyoming (Mỹ), diễn ra hồi cuối tuần trước đã chứng kiến một chuyển biến đáng chú ý khi giới chức các ngân hàng trung ương lớn của Mỹ, châu Âu và Vương quốc Anh lần lượt phát đi những tín hiệu về việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thị trường chờ đợi quyết định giảm lãi suất của Fed trong tháng 9 (Trịnh Hoàng): Các thông báo trong tuần trước của Fed về khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 9-2024 đang tạo ra không khí phấn khởi trên thị trường tài chính toàn cầu nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng.

Xu hướng chính sách tiền tệ giai đoạn cuối năm 2024 (Tâm Long): Đà giảm của tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng thời gian qua sẽ giúp NHNN Việt Nam có thêm dư địa trong việc điều tiết lãi suất tiền đồng, theo hướng có lợi cho tăng trưởng tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức cho chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2024.

VN-Index sẽ giao dịch thận trọng trước kỳ nghỉ lễ? (Thanh Thủy): Sau khi bất ngờ sụt giảm nhanh gần 100 điểm trong hai tuần đầu tháng 8, VN-Index đã mau chóng hồi phục trở lại với mức tăng điểm và khung thời gian tương đương. Dòng tiền trong nhịp này có xu hướng luân chuyển đến nhóm cổ phiếu đã giảm sâu trong giai đoạn trước như chứng khoán, bất động sản…

Chứng khoán tháng 9 - Tích lũy chờ bứt phá (Triêu Dương): Chỉ số VN-Index tiếp tục phục hồi vững chắc từ giữa tháng 8-2024 đến nay, hiện đứng trước cơ hội chinh phục mốc 1.300 điểm một lần nữa. Đang có những yếu tố nào hỗ trợ cho thị trường và diễn biến tháng 9 sẽ ra sao?

Kỳ vọng nào cho “ông lớn” ngành bán lẻ trang sức? (Bình An): Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu PNJ sau giai đoạn tích lũy đi ngang trong vùng giá 93.000-98.000 đồng/cổ phiếu kể từ đầu tháng 3-2024 đã bất ngờ có phiên bứt phá mạnh vào ngày 19-8-2024, qua đó thoát khỏi vùng đi ngang trên.

Điều gì giúp tiền đồng tăng giá trở lại? (Triệu Minh): Tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng liên tục đi xuống trong thời gian gần đây, trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường không chính thức. Ngoài ảnh hưởng từ việc đô la Mỹ trên thị trường quốc tế cũng lao dốc, còn có yếu tố nào khác tác động đến xu hướng này?

Điểm mới trong các luật mới liên quan tới bất động sản - Mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nguyễn Thị Nhung): Với phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản được mở rộng, các tổ chức kinh tế theo thủ tục đầu tư trong nước có nhiều lựa chọn về hình thức và sản phẩm bất động sản hơn. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn nhiều cấu trúc mua bán - sáp nhập doanh nghiệp khác nhau để tiếp cận các dự án bất động sản phù hợp.

Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mêkông dưới lăng kính mới: Các giá trị xã hội soi mình trước biến đổi khí hậu (Trần Hương Giang - Huỳnh Hồ Đại Nghĩa): Nếu nhìn biến đổi khí hậu như một kẻ thử thách hay người huấn luyện thì người ta tự hỏi đâu là những giá trị xã hội có thể tiếp tục tồn tại hoặc phải bị đào thải trong cộng đồng người dân sống ở lưu vực sông Mêkông.

Suất đầu tư - ngưỡng cửa chọn lọc hay rào cản đầu tư? (Trần Hữu Tiến): Nhiều nhà đầu tư cảm thấy khá bối rối khi đã quyết định lựa chọn một địa bàn để thực hiện dự án đầu tư với mức vốn theo kế hoạch, nhưng đến khi làm thủ tục cấp phép hoặc khi tham khảo ý kiến cơ quan nhà nước sở tại lại được cho biết rằng mức vốn đăng ký của họ là chưa phù hợp để được chấp thuận.

Nhà ở xã hội “xanh” - đường đi có khó? (Ricky Hồ): Ngoài yếu tố như tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành, các công trình còn tiết kiệm nước, năng lượng, giảm ô nhiễm tiếng ồn, rút ngắn thời gian hoàn vốn công trình…

Vật liệu xây dựng xanh đã bắt đầu bén rễ tại Việt Nam (Hồ Nguyên Thảo): Tre, gỗ, rơm rạ và bùn đất đã được sử dụng từ rất lâu trong xây dựng và kiến trúc ở Việt Nam và thế giới. Sử dụng các loại nguyên vật liệu tái tạo, thân thiện với môi trường và giúp giảm lượng khí phát thải là chiến lược quan trọng.

Nợ thuế: Doanh nghiệp trước rủi ro bị giải thể (Nguyễn Nhật Dương): Hiện nay, pháp luật đã quy định một số biện pháp chế tài mà các cơ quan quản lý nhà nước có thể áp dụng đối với doanh nghiệp nợ thuế. Những chế tài này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí khiến doanh nghiệp bị buộc phải giải thể.

Mô hình làm việc thay đổi, nhà quản lý thay đổi (Dạ Lê): Khi những chiếc điện thoại không chỉ dành để gọi và nghe, công việc quản trị doanh nghiệp cũng chẳng còn xoay quanh nghiệp vụ giản đơn là cầm tay - chỉ việc. Công nghệ đang mở ra những cơ hội mới cho giới kinh doanh, đồng thời cũng thay đổi luôn cách những nhà quản lý điều hành đội ngũ của mình trong nền kinh tế.

Khi tiểu lục địa trỗi dậy (Nguyễn Ngọc Trâm): Ấn Độ đã bước vào cuộc đua mới về sáng chế và thương mại hóa các phát minh khoa học, công nghệ của giới nghiên cứu trong nước. Trung bình cứ mỗi ngày làm việc chính thức thì có tới 250 bằng sáng chế được cấp tại đất nước này.

Chuyện cái nhà vệ sinh ở điểm đến hàng đầu Đông Nam Á (Lê Ngọc Hân): Trong vô số những điều hấp dẫn thú vị ở thành phố Kuala Lumpur sôi động, có một chuyện nhỏ tôi bị thu hút chú ý. Chuyện đơn giản này ở TPHCM, các trung tâm thương mại, các khách sạn cao cấp, một số quán ăn đã thực hiện nhưng so với Kuala Lumpur thì vẫn còn kém xa bởi sự chăm chút, tinh tế: đó là nhà vệ sinh.

Chuyển đổi xe điện: hệ thống trạm sạc cũng phải phát triển đồng bộ (Mục Đồng): Chuyển từ xe máy, ô tô dùng động cơ chạy bằng xăng dầu sang xe điện là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, ngay từ đầu cần đưa vào kế hoạch chuyển đổi yêu cầu về hạ tầng sạc điện. Đây là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng khi triển khai kế hoạch chuyển đổi.

Giới thiệu điểm đến du lịch bằng hát chặp cải lương (Bích Duy): “Cười có tới 36 kiểu cười, khóc cũng có tới 36 kiểu khóc. Bản sắc văn hóa Việt Nam (trong cải lương) tuy súc tích ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu xa, muốn người trẻ và du khách yêu văn hóa nước ta, thì trước hết ta phải làm cho họ hiểu”.

Người Trung Quốc muốn gì? (Lê Hữu Huy): Theo giới thiệu về quyển sách Người Trung Quốc muốn gì? trên The Financial Times, tác giả Tom Doctoroff đã điều hướng sự giao thoa hấp dẫn giữa thương mại và văn hóa để giải thích những điều bí ẩn của Trung Quốc cũng như khám phá những nguồn lực văn hóa, chính trị và kinh tế hình thành nên người Hoa đại lục thế kỷ 21...

Một làn đường cho xe đạp (Thanh Tâm): Một người bạn của tôi có dịp ghé Huế sau rất nhiều năm đã phải thốt lên “dân Huế dạo này giàu quá, thành phố toàn xe hơi”. Hẳn là bạn chưa nhận ra Huế cũng nhiều xe đạp và còn là thành phố duy nhất ở Việt Nam đến thời điểm này có “làn đường riêng cho xe đạp”.

Giá vàng có thể vượt đỉnh trong nửa cuối năm 2024 (Chu Tuấn Phong): Giá vàng tăng cao trong nửa đầu năm và được dự báo tiếp tục tăng trước những biến động kinh tế, chính trị thế giới.

Các nước Đông Nam Á tìm cách hạn chế hàng Trung Quốc giá rẻ (Lạc Diệp): Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang nỗ lực triển khai những biện pháp hỗ trợ ngành sản xuất nội địa trước làn sóng hàng nhập khẩu Trung Quốc giá rẻ tràn vào thị trường trong nước.

Đằng sau vụ thay tướng ở Starbucks (Nguyễn Vũ): Thị trường đã đón nhận tin Niccol về điều hành Starbucks một cách tích cực; giá cổ phiếu Starbucks sau khi có tin đã tăng vọt 25%, làm thị giá hãng này tăng thêm 20 tỉ đô la. Điều đáng buồn là CEO cũ, Narasimhan, chỉ biết mình bị thay chân trước tuyên bố chính thức vỏn vẹn hai ngày.

Mời bạn đọc đón xem!

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới