Thứ ba, 31/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Sàn giao dịch hàng hóa hoạt động cầm chừng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sàn giao dịch hàng hóa hoạt động cầm chừng

Thái Hằng

Sàn giao dịch hàng hóa hoạt động cầm chừng
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột. Ảnh: TL.

(TBKTSG Online) - Thiếu thanh khoản, hoạt động cầm chừng là tình trạng chung mà nhiều sàn giao dịch hàng hóa đang gặp phải, và nhà quản lý các sàn giao dịch hàng hóa này cho rằng cần thêm thời gian để thu hút người tham gia.

>> Bao giờ nông dân bán nông sản qua sàn giao dịch?

>> Kỳ 2: Sàn giao dịch hàng hóa: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

>> Kỳ 3: Tiền lệ xấu từ sàn vàng, cà phê "giấy”

Ông Phan Vũ Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sơn Tín, cho hay trong tình hình khó khăn hiện nay, hoạt động của sàn cũng chỉ cầm chừng. Mặt hàng được giao dịch chủ yếu hiện nay là thép nhưng lượng khớp lệnh ít, tính thanh khoản thấp. Vài tuần trước, khối lượng giao dịch qua sàn thấp nhất sau nhiều năm đi vào hoạt động.

Ông Võ Thanh Châu, Giám đốc Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC), cho biết bên cạnh sản phẩm cà phê giao ngay, năm 2012, theo yêu cầu của Bộ Công Thương, BCEC đã vận hành thí điểm sản phẩm giao dịch kỳ hạn, và chương trình thí điểm kết thúc vào tháng 12-2012.

Đánh giá về chương trình này, ông Châu nhận xét xu hướng vận hành tất yếu của bất kỳ sàn giao dịch hàng hóa nào đều phải có sản phẩm giao dịch kỳ hạn.

Tuy nhiên, do chỉ mới là chương trình thí điểm, giao dịch kỳ hạn của BCEC gây nên tâm lý e ngại của nhà đầu tư, đa số họ chỉ muốn đứng ngoài quan sát, nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế. Ông Châu cho biết trung tâm đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho các sản phẩm giao sau.

“Giao dịch hàng hóa còn khá mới mẻ nên tôi nghĩ cần có thời gian và cơ chế thích hợp để thu hút người tham gia loại hình này”, ông nói.

Còn nhận xét về sản phẩm giao dịch giao ngay, ông cho biết năm ngoái nhiều doanh nghiệp cà phê gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động kinh doanh, trong đó có Tập đoàn Thái Hòa - một đối tác của trung tâm - hỗ trợ tạo thanh khoản cho hoạt động giao dịch.

“Niên vụ cà phê năm ngoái hầu như trung tâm chúng tôi không thể phục vụ cho người trồng cà phê, là một trong những đối tượng khách hàng của các sản phẩm giao dịch giao ngay”, ông chia sẻ.

Ông Phạm Đình Thưởng, Vụ phó Vụ Pháp chế thuộc Bộ Công thương, cũng cho biết thêm về tình hình khó khăn, thực trạng của nhiều sàn giao dịch hàng hóa. “Nhiều sàn giao dịch hàng hóa tạm ngưng hoạt động để tái cơ cấu”, ông nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới