(TBKTSG Online) - Thái Lan, nhà xuất khẩu đường lớn thứ thứ hai thế giới chỉ sau Brazil, quyết định giảm xuất khẩu ít nhất 500.000 tấn đường trong năm nay trong bối cảnh tình trạng dư thừa đường toàn cầu đang làm giá đường giảm mạnh.
(TBKTSG Online) - Sau khi tăng mạnh vào thời điểm Việt Nam trúng thầu bán hơn 140.000 tấn gạo cho Indonesia, giá lúa gạo thị trường nội địa trong những ngày cận Tết Nguyên đán bất ngờ sụt giảm mạnh.
(TBKTSG Online) - Mấy ngày nay tôi theo dõi thông tin về những vụ việc liên quan đến việc cơ quan chức năng phát hiện heo trước khi giết mổ bán ra thị trường có tiêm thuốc an thần. Tôi không biết thuốc an thần nếu có trong thịt heo có tác hại gì đến với sức khỏe của người tiêu dùng nhưng cảm giác đầu tiên là không an toàn, cảm thấy bị lừa dối từ những người bán hàng. Tôi cũng đồng tình với cách xử lý là tiêu hủy toàn bộ lô heo này.
(TBKTSG Online) - TPHCM đã quyết định tiêu hủy hơn 4.000 con heo bị tiêm thuốc an thần của các thương lái. Đây là một trong những biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, mức phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực này cao nhất là 35 triệu đồng được dư luận cho là quá thấp, không mang tính răn đe đối với những hành vi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của người dân.
(TBKTSG Online) - Tôi là một hộ chăn nuôi ở Đồng Nai, khi đọc những thông tin về heo bị tiêm thuốc an thần, tôi rất hoang mang vì lo ngại viễn cảnh người tiêu dùng tẩy chay thịt heo. Trước đó hàng chục ngàn hộ chăn nuôi, trong đó có tôi chịu thua lỗ vì heo đến lúc xuất chuồng nhưng thương lái không mua do cung vượt quá cầu.
(TBKTSG Online) - Câu chuyệ n một lò mổ quy mô lớn ở TPHCM bị phát hiện đã tiêm thuốc an thần cho hơn 4.000 con heo trước khi đưa vào dây chuyền chế biến đã làm dấy lên nỗi lo lắng nơi người dân. Điều đáng chú ý nữa là phần lớn số heo này được đeo vòng truy xuất nguồn gốc, có nghĩa về lý, heo rất rõ ràng nguồn gốc xuất xứ.
(TBKTSG Online) - Theo kết quả thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 8 tháng đầu năm nay, cả nước không phát hiện trường hợp heo được nuôi bởi chất tăng trọng, tức là ở một khía cạnh nào đó, mỗi miếng thịt heo đến tay người tiêu dùng đã đảm bảo an toàn thực phẩm ở khâu chăn nuôi.
(TBKTSG Online) - Xuất khẩu gạo Việt Nam gần như chủ yếu bán cho thị trường châu Á và phụ thuộc nhiều vào sức mua từ Trung Quốc. Trong những năm tới, xuất khẩu mặt hàng gạo được dự báo sẽ vẫn phải phụ thuộc vào quốc gia đông dân nhất thế giới này.
(TBKTSG Online) - Nhiều doanh nghiệp lo ngại dự thảo Nghị định về quản lý nông sản hữu cơ đang được lấy ý kiến sẽ dẫn tới sự chồng chéo trong quản lý chuỗi sản phẩm nông sản khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chỉ quản lý khâu sản xuất.
(TBKTSG Online) – Sau khi doanh nghiệp trong nước trúng thầu bán 175.000 tấn gạo 25% tấm cho Philippines, giá lúa gạo IR 50404 tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng khá so với trước đó.
(TBKTSG Online) - Vài ngày trở lại đây, giá hồ tiêu tại thị trường Việt Nam đã tăng thêm vài ngàn đồng, lên mức 85.000 đồng/kg và có thể tăng trong thời gian tới. Một trong các nguyên nhân chính cho đợt tăng giá này là sản lượng của Indonesia, một quốc gia trồng hồ tiêu lớn trong khu vực, bị giảm mạnh.
(TBKTSG Online) – Nếu trong nhiều tháng qua, giá heo có thời điểm xuống dưới 20.000 đồng/kg thì nay chỉ trong vòng hai tuần, đã chạm ngưỡng 45.000 đồng/kg, tức là chỉ sau một đêm, giá heo đã tăng thêm mấy ngàn đồng/kg. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi tiếc vì mới bán heo hôm trước, hôm sau đã mất đi mấy triệu đồng.
(TBKTSG Online) – Hiện tại, niên vụ mía đường 2016-2017 về cơ bản đã kết thúc vì không còn nhà máy nào hoạt động. Sản lượng đường niên vụ này là 1,227 triệu tấn, thấp hơn niên vụ trước. Đây là lần thứ 3 liên tiếp lượng đường sản xuất bị giảm trong các niên vụ.
(TBKTSG Online) – Trong những năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ giảm còn 4,5-5 triệu tấn, giá trị thu về khoảng 2,3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 và sau đó, xuống còn 4 triệu tấn trong năm 2030 nhưng giá trị lại tăng lên ở mức 2,5 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
(TBKTSG Online) - Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo nhiều chuyên gia, là một hướng đi đúng của ngành nông nghiệp nhưng phát triển lĩnh vực này còn gặp nhiều rào cản, trong đó có việc tiếp cận thị trường và vướng mắc về tài sản đảm bảo.
(TBKTSG Online) - Từ ngày 7-7, tất cả sản phẩm tôm chưa nấu chín nhập khẩu từ các thị trường vào Úc, bao gồm Việt Nam, sẽ bị kiểm tra bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng, theo thông báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Úc.
(TBKTSG Online) – Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu) nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh so với cùng kỳ. Trong đó, nguồn cung chủ yếu là từ Trung Quốc.
(TBKTSG Online) - Thặng dư thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp đang giảm mạnh. Trong sáu tháng đầu năm, thặng dư của ngành này chỉ đạt 3,08 tỉ đô la Mỹ, giảm tới 22% so với cùng kỳ năm trước mà nguyên nhân là do kim ngạch nhập khẩu vật tư nông nghiệp, nông -lâm- thuỷ sản tăng tới hơn 25%.
(TBKTSG Online) - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng giá trị xuất khẩu của 10 mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực trong 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 17,1 tỉ đô la Mỹ, tăng 13% so với cùng kỳ.
(TBKTSG Online) – Trong 6 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM đã xuất khẩu khoảng 220 tấn hạt giống, tăng 34% so cùng kỳ. Bên cạnh đó, cá cảnh cũng xuất khẩu tăng mạnh.
(TBKTSG Online) – Lâu nay, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra luôn “đấu tranh” để cơ quan quản lý phải chấp nhận tỷ lệ mạ băng là 20% cho sản phẩm cá tra theo quy chuẩn quốc gia cho sản phẩm này. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm nay, những sản phẩm có tỷ lệ mạ băng 0% hay 10% được ưu chuộng và có giá bán cao hơn 2 lần sản phẩm có tỷ lệ mạ băng 20% ở thị trường EU.
(TBKTSG Online)- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chủ trương vẫn tăng sản xuất lúa thu đông năm nay ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mặc dù có dự báo lũ sớm sắp về với vùng này.
(TBKTSG Online) – Trong số 9 mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam, có đến 6 mặt hàng có giá bán tăng cao hơn cùng kỳ, trong đó, tăng mạnh nhất là cao su và cà phê; ngược lại, hồ tiêu dù lượng xuất khẩu tăng nhưng nhưng giá trị lại giảm do giá giảm sâu.