Chủ Nhật, 18/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Bên trong nhà ga Bến Thành thuộc tuyến metro số 1

Minh Hoàng

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (Maur), nhà ga Bến Thành (quận 1) thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang được thi công các hạng mục kiến trúc, cơ điện và dự kiến hoàn thành vào dịp lễ Quốc khánh 2-9.

Sáng nay (25-4), Maur chính thức bàn giao 8.000m² mặt bằng gồm công viên 23-9, vòng xoay Quách Thị Trang, khu vực giếng trời lấy sáng cho thành phố. Hoạt động này cũng đánh dấu những phần việc xây dựng cuối cùng của công trình nhà ga Bến Thành.

Một số hình ảnh KTSG Online ghi nhận về nhà ga Bến Thành:

Nhà ga Bến Thành được thiết kế ngầm dài 236 m, rộng 60 m, độ sâu khoảng 32 m, gồm 4 tầng. Trong đó, tầng B1 gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách (sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động), phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách, văn phòng ga, phòng thiết bị, phòng xử lý không khí và môi trường, trạm điện (tuyến 4)… Tầng B2 gồm ke ga tuyến 1 và tuyến 3a, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách; ngoài ra còn có văn phòng kiểm soát ke ga, phòng thiết bị PCCC và bơm cấp nước, phòng thiết bị hút và thông gió… Tầng B3 là phòng xử lý không khí, phòng cấp điện, phòng nghỉ nhân viên và ke ga tuyến 4 (trong tương lai). Tầng B4 gồm ke ga tuyến 2, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách. Ảnh: Maur
Theo ban quản lý, tiến độ thi công ga Bến Thành đạt 99,41%, trong đó phần kết cấu đã hoàn thiện 100%.
Hiện nhà thầu đang tập trung hoàn thiện các hạng mục thuộc phần kiến trúc và cơ điện như ốp lát gạch, đá granite tầng chờ hành khách, sơn chống thấm, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp điện, thông gió nhà ga…

Ga Bến Thành có 6 lối vào, trong đó lối vào số 1 và 2 phục vụ khách đi từ công viên 23-9 – vòng xoay Quách Thị Trang. Lối vào số 3 nằm trên đường Phan Chu Trinh, cạnh chợ Bến Thành. Lối vào số 4 và 5 nối trực tiếp vào tầng hầm của dự án khu tứ giác Bến Thành. Lối vào số 6 tại giao lộ Lê Lai – Huỳnh Thúc Kháng – Hàm Nghi.
Tầng 1 nhà ga có diện tích khoảng 45.000m², gồm khu vực cửa hàng thương mại rộng 18.100m², hành lang và quảng trường ngầm rộng 21.500m².
Giếng trời lấy sáng là công trình điểm nhấn, có chức năng chính cung cấp ánh sáng và thông gió cho khu vực phía dưới nhà ga ngầm. Với thiết kế tường kính bao bọc xung quanh tạo nên không gian mở cho công trình, giúp cho hành khách đi metro có thể nhìn trực diện qua chợ Bến Thành, hoặc du khách bên trên có thể nhìn ngắm các hoạt động nhà ga bên dưới.
Tại tầng 2 là khu vực tàu dừng để đón và trả khách, khổ đường ray rộng hơn 1,4m.
Hiện lối đi bên trên nhà ga, từ công viên 23-9 đến giao lộ trước chợ Bến Thành đã được mở cửa, người dân có thể đi qua khu vực này trong khoảng thời gian từ 6 đến 18 giờ.
Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) dài 19,7km gồm 2,6km đi ngầm và 17,1km đi trên cao. Toàn tuyến có 14 nhà ga gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Ảnh: MH
metro trên đường ray. Ảnh: Minh Hoàng
Trước đó đoàn toàn metro được tổ chức chạy thử trên đường ray và được đánh giá đạt chuẩn thiết kế. Vừa qua, Thủ tướng giao TPHCM cố gắng hoàn thành metro số vào dịp 2-9, trước 1 quí so với dự kiến. Ảnh: Minh Hoàng

5 BÌNH LUẬN

  1. Làm nhiều thứ, nhưng không đến nơi đến chốn. Chi bằng chỉ làm một thứ, nhưng đâu ra đó. Cụ thể như Metro TPHCM. Thực ra đại công trình này nổi tiếng về chậm trễ tiến độ và đội vốn. Nhưng đó là căn bệnh chung của các dự án khủng, đặc biệt ở nước ta. Thế giới hiện đại đã bước qua giai đoạn làm dự án nào cũng nhanh và chuẩn luôn. Ta phải học hỏi ngay tư duy này, nếu muốn tiến kịp với thiên hạ, bằng không cứ ca mãi điệp khúc “Sao chưa giải ngân đầu tư công” ?

  2. Chờ mãi vẫn chưa thấy Metro 1 đưa vào sử dụng. Rồi biết đến bao giờ Metro số 2, số 3 mới ló hình hài? Rồi bao nhiêu chục năm nữa TPHCM mới có tuyến đường trên cao như Hà Nội thôi chứ đừng mong chi các thành phố khác trong khu vực?… Mục tiêu đưa TPHCM trở thành trung tâm kinh tế của khu vực nghe quá “đao to búa lớn” khi mà nhìn lại hệ thống hạ tầng giao thông của TP và khu vực Đông Nam bộ hàng chục năm qua dường như không có sự cải thiện nào đáng kể…

  3. Hình thành công trình có vẻ thẩm mỹ, đẹp nhưng mong sẽ có cơ chế quản lý, kiểm soát, bảo trì xứng đáng chứ thói quen sử dụng cẩu thả, mất vệ sinh làm công trình xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng là thực tế ở SG nói riêng và VN nói chung. Cứ nhìn phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ thấy, vừa dơ bẩn và hư hỏng xuống cấp thấy ngao ngán.

  4. Rất mong xóm hoàn thành và khai thác bán vé đễ xóm thu hồi vốn và thu hút khách du lịch nước ngoài nước và còn để làm tiếp các tuyến Metro khác nữa,góp phần phát triển thành phố giàu đẹp văn minh như nước nhật bản💌💌💌🇻🇳🇻🇳🇻🇳

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới